Khi mới bắt đầu học IELTS, Listening là 1 trong những kỹ năng dễ khiến các bạn chùn bước vì độ khó nhằn của nó. Trong bài thi IELTS Listening, bạn sẽ chỉ được nghe đúng 1 lần thôi, không có nhiều cơ hội để cân nhắc, sửa chữa câu trả lời. Do vậy, để hoàn thành phần Nghe “bách phát bách trúng”, hãy cùng JOLO tìm hiểu 22 tuyệt chiêu làm bài và ôn luyện thần thánh sau đây nhé!
22 TIPS QUAN TRỌNG CHO IELTS LISTENING
- Dự đoán chủ đề sẽ được nghe
Điều này sẽ giúp bạn thu hẹp và định hình bao quát trong đầu những từ vựng và kiểu hội thoại then chốt, từ đó rèn luyện phản xạ nhanh hơn khi làm bài thi thật.
Để có thể đoán được chủ đề, trong khoảng thời gian được đưa ra lúc đầu, hãy liếc qua thật nhanh các Section và chắc chắn rằng bạn đã có một chút hình dung về một số thông tin ban đầu như sau:
- Ai sẽ đối thoại với ai hay đây là độc thoại
- Bối cảnh bài nghe
- Nội dung cơ bản
- Dự đoán các loại câu hỏi
Các kiểu đề trong IELTS Listening:
- Form completion: điền đơn
- Note completion: điền ghi chú
- Summary completion: điền tóm tắt
- Multiple choice: trắc nghiệm
- Diagram labelling: điền nhãn cho biểu đồ
- Map labelling: điền bản đồ
- Table completion: hoàn thành bảng biểu
- Form chart: biểu đồ khuôn
Bạn nên cố gắng hình thành trong đầu loại câu hỏi mà mình sẽ gặp và các dạng thông tin mình sẽ nhận được từ các câu hỏi đó.
Ví dụ, trong Section 1, bạn thường nghe được các thông tin về tên, số địa chỉ, bạn sẽ nhìn thật nhanh các chỗ trống và xác định xem chỗ nào điền thông tin nào. Điều này sẽ giúp các bạn "bắt sóng" các thông tin chính xác khi nó sắp được đề cập tới và tránh bị xao nhãng bởi các thông tin không cần thiết.
- Dành 1 phút để nhìn qua mỗi Section
Đó là khoảng thời gian trống gồm 30 giây cuối mỗi Section và 30 giây cho Section tiếp theo. Thực tế thì sẽ rất ít khả năng bạn có thể điền thêm, chỉnh sửa được đáp án đúng vì bạn chỉ được nghe 1 lần duy nhất thôi. Hãy nắm rõ model của bài thi để có sự chuẩn bị tốt nhất cho từng Section nhé.
Section 1: Thường là một cuộc trò chuyện giữa hai người liên quan đến việc trao đổi thông tin cơ bản. Chủ đề sẽ là một tình huống trong cuộc sống hàng ngày ⇒ chú ý nghe ngày, tháng, tên, số điện thoại, địa điểm, v.v..
Section 2: Thường là một cuộc độc thoại (một người nói). Nội dung cũng cũng xoay quanh một tình huống hàng ngày phổ biến ⇒ chú ý nghe địa điểm, hoạt động, v.v..
Section 3: Là một cuộc trò chuyện, thường là giữa nhiều người, về một chủ đề học thuật như là một vài sinh viên thảo luận về một cái gì ở lớp học, hoặc một giáo sư cung cấp phản hồi về một bài tập,...
Section 4: Là phần khó nhất trong bài, thường là một bài giảng từ một giảng viên, chuyên gia.
- Hãy cẩn thận với thứ tự câu hỏi
Thường thì bạn sẽ có 1 table để hoàn thành, thỉnh thoảng là diagram hoặc chart.
Các câu hỏi không nhất thiết đi từ trái sang phải mà có thể theo một trật tự hoàn toàn khác. Nếu không chú ý lắng nghe, bạn sẽ “lạc trôi” luôn đó nha! Các section trong bài thi Listening liên kết chặt chẽ với nhau, chỉ cần nhầm lẫn, lúng túng một đoạn nào đó thì rất khó để theo kịp cho các câu sau.
- Xem 2 câu hỏi cùng một lúc
Có 2 lý do để làm điều này:
Đầu tiên, có một vài câu hỏi gần nhau có đáp án trong cùng một câu, do đó bạn sẽ bỏ qua mất một đáp án nếu bạn chỉ nhìn 1 câu hỏi duy nhất.
Thứ 2, nếu bạn đã lỡ mất câu rồi thì bạn cứ ngồi đợi đáp án đó mãi thôi. Vô hình chung bạn sẽ lỡ câu tiếp theo nữa!
- Lỡ mất rồi thì cứ mạnh dạn bỏ qua!
Sẽ rất khó để có thể điền đáp án khi bạn chả thể nhớ và hiểu được tất cả những gì bạn nghe. Nếu như các bạn lỡ bỏ mất 1 câu thì không sao hết, hãy bình tĩnh gạt câu đó sang một bên ngay và luôn để tránh ảnh hưởng đến những phần tiếp theo. Các bạn có thể sử dụng những phần sau mình nghe được để đoán từ đó, 1 điểm rất quan trọng nhưng vì hoảng quá mà “tiễn bước” cả section luôn thì uổng lắm nhé!
- Bí quá thì … nhìn người ta
Không thể tránh khỏi những lúc vì section quá khó mà chúng mình bị “cuốn theo chiều gió” không biết mình đang ở đâu luôn phải không? Cách chữa cháy là hãy quan sát những người xung quanh bạn, nếu thí sinh bên cạnh lật trang, hãy coi đấy là một gợi ý cho mình, lật ngay sang trang tiếp theo và bắt theo những keywords để trở lại “cuộc chơi” thôi nào!
- Cẩn thận với các cụm Paraphrasing
Hãy nhớ rằng tất cả những gì bạn nghe sẽ không giống hệt như những gì được viết trong giấy thi. Đây là một kỳ thi học thuật và không có chuyện dễ “xơi” như vậy đâu nha. Không phải lúc nào đề hay câu hỏi cũng y chang với đoạn hội thoại nên không thể dùng chính xác những keywords để đối chiếu hội thoại được, các bạn phải nghe hết để hiểu người ta đang nói gì để chọn được đáp án đúng.
- Lờ đi những cụm từ mà bạn không biết
Đừng hoảng loạn khi bạn nghe mà không biết từ đó nghĩa là gì. Không quá cần thiết khi biết nghĩa của từng từ khó, hãy đoán xem nó được viết thế nào và thử đặt chúng vào ngữ cảnh toàn câu để đoán nghĩa của từ nhé!
- Gạch chân keywords
Từ khóa khi nhìn lướt qua các câu hỏi chính là các từ then chốt giúp bạn biết nội dung chính của câu hỏi (chúng thường là danh từ như tên, địa điểm, số,...). Hãy gạch chân các từ keywords này để đánh dấu đường đi của mình nhé.
- Chú ý đến Spelling và Grammar
Câu trả lời của bạn sẽ sai vì những lỗi tưởng như rất nhỏ đó nhé! Vì thế, khi điền câu trả lời vào trong phiếu answer sheet, hãy kiểm tra nó một lần nữa để tránh mất điểm đáng tiếc.
- Quên exam sheet đi!
Đừng quá lo lắng đến exam sheet, đề chỉ để nghe thôi, cái quan trọng là tờ answer sheet cơ! Sau phần nghe thì lúc chuyển đáp án vào answer sheet là lúc nên cẩn thận nhất, chú ý lại yêu cầu về số từ, check lỗi chính tả và đừng tẩy xóa quá nhiều nhé.
- Đọc kỹ những yêu cầu trong đề bài
Nếu đề bài yêu cầu điền không quá 2 từ mà bạn điền 3 từ, kiểm tra lại ngay thôi, bạn đã sai rồi đó! Hoặc ví dụ như đề bài yêu cầu bạn điền vào chỗ trống "at ... pm". Đáng lẽ bạn chỉ điền vào số "5" nhưng lại điền cả cụm vào là sai rồi.
- Anh - Anh hay Anh - Mỹ?
IELTS chấp nhận cả Anh - Anh và Anh - Mỹ về cách viết, cấu trúc ngữ pháp và cách dùng từ. Cái nào cũng đúng nên hãy lựa chọn cẩn thận và đồng nhất trong cách sử dụng của mình nhé.
VD: organization - organisation, favor - favour, program - programme, theater - theatre,... đều chấp nhận được hết.
- Nên viết in hoa hay in thường?
Thật ra cả 2 cách viết đều chấp nhận được hết. Hãy tự chọn cách viết cho mình nhé. Ví dụ, khi không biết nên viết "Paris" hay "paris", hãy viết "PARIS" cho chắc ăn.
- Hãy làm quen với âm Anh - Anh
Sẽ rất tốt nếu bạn luyện nghe được phát âm của các nước dùng tiếng Anh như Australia, America, Canada. Tuy nhiên, kể cả khi có sự trộn lẫn của tiếng Anh giữa các vùng miền thì phần lớn khi thi IELTS chúng ta sẽ gặp giọng Anh - Anh, đặc biệt chú ý nhé.
- Chữ cái và số
Hãy thực hành, luyện nghe và nói thật nhiều để phát âm chính xác chữ cái và số. Đồng thời hãy học cách phân biệt sự khác nhau giữa chúng vì IELTS Listening luôn có những thông tin liên quan đến chữ cái và số.
- Cẩn thận với tất cả những gì bạn viết
Nhiều từ nhìn thì có vẻ đúng nhưng thực chất lại sai rất sai luôn đó. Ví dụ như chia động từ, danh từ số ít, số nhiều, chưa kể đến những lỗi chính tả tưởng chừng dễ như double chữ sau khi thêm “ing” hay “ed”: beginning, stopping, stopped, spotted, cramming, crammed, v.v…
- Không bỏ trống đáp án nào
Khi nộp bài, hãy viết tất cả các đáp án có khả năng. Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót phải không nào? Trả lời sai thì không được điểm chứ không ai trừ điểm cả. Hãy cố gắng đoán đáp án, hoặc dùng tuyệt chiêu “lụi bừa” thần thánh, ăn may lại đúng thì sao nhỉ!
- Không viết nhầm đáp án
Chuyển đáp án vào answer sheet thật cẩn thận nhé! Đừng viết nhầm ô, nhầm thứ tự đáp án, sai một ly đi một dặm đó nha.
- “Trap, trap, trap everywhere!”
IELTS rất hay có những “bẫy” trong bài nghe để làm nhiễu thông tin, đánh lừa thí sinh. Ví dụ như trong Section 1, người nói sẽ sửa lại những gì mình nói và thế là câu trả lời đúng khác đi ngay. Dấu hiệu để nhận biết những trap này thường là “sorry”, “actually”, “oh, wait”, “no” v.v… Khi gặp những tình huống này thì không nên vội gạch hết câu trả lời cũ đi, hãy tập trung nghe lại xem sửa như thế nào rồi ghi chú bên cạnh để tránh bị xao nhãng nhé.
- Dành thật nhiều thời gian luyện nghe, kết hợp nghe và viết cùng lúc
Không chỉ luyện nghe bằng những bài test, hãy tạo môi trường tiếng Anh xung quanh bạn mọi lúc mọi nơi. Hãy tìm những nguồn nghe phù hợp với trình độ của bạn và tăng độ khó từ từ. Bên cạnh đó, hãy luyện tập cả kỹ năng nghe và viết cùng một lúc. Đây là điều vô cùng quan trọng trong bài thi IELTS Listening. Ngoài việc luyện qua các sách ôn, bạn có thể bật audio, take notes,... để cải thiện kỹ năng thật nhanh nhé.
Listening không phải kỹ năng đơn giản, tuy nhiên các bạn đừng lo lắng, hãy kiên trì học từ cơ bản đến nâng cao cùng 22 tips siêu hữu dụng JOLO vừa cung cấp ở trên nha. Nắm vững những tuyệt chiêu đó rồi thì còn chần chừ gì mà không bắt tay vào luyện tập ngay nào. Chúc các bạn ôn tập tốt!
--------------------------------------
Tìm hiểu thêm các khóa học tại JOLO English - Hệ thống trung tâm dạy Tiếng Anh uy tín nhất tại Hà Nội và HCM :
- Khóa học Luyện Thi IELTS tại Hà Nội và HCM
- Khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp tại Hà Nội và HCM
- Khóa học Tiếng Anh cho trẻ em
Hệ Thống Trung Tâm Anh Ngữ JOLO:
- Hà Nội: (024) 6652 6525
- TP. HCM: (028) 7301 5555
- JOLO: Số 4, ngõ 54 Nguyễn Thị Định, Hà Nội
- JOLO: Số 27 Trần Đại Nghĩa, Hà Nội
- JOLO: Biệt thự B8, ngõ 128 Thụy Khuê, Hà Nội
- JOLO: Số 7, đường số 2, Cư Xá Đô Thành, Q.3, Tp.HCM
- JOLO: Số 2, tầng 1, tòa C2, Vinhomes Central Park, Q. Bình Thạnh, TP.HCM