Ở Bài viết này, JOLO English sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn quy tắc 3 bước học IELTS Reading để có thể trả lời chính xác tất cả các câu hỏi thường gặp trong phần thi này như Gap filling, TRUE/FALSE/NOT GIVEN và Matching Headings. Hãy cùng JOLO tìm hiểu ngay ở bên dưới nhé!
Nếu bạn là người mới bắt đầu ôn thi IELTS, hãy áp dụng thật nghiêm túc quy trình 3 bước dưới đây để tự học Ielts một cách bài bản và đạt hiệu quả cao nhất:
- Bước 1: Tìm hiểu các thông tin về kỳ thi IELTS và phần thi Reading
- Bước 2: Luyện đọc và ôn tập các dạng đề trong bài thi Reading
- Bước 3: Luyện đề theo đúng thời gian quy định (60 phút)
Nghe qua thì có vẻ đơn giản vậy, nhưng mỗi giai đoạn này sẽ “ngốn" của bạn rất nhiều thời gian và công sức. Nếu bạn vẫn giữ “tham vọng" đạt band 8, 9 cho kỹ năng Reading, hãy tập trung và đừng bỏ qua bất kì bước nào dưới đây nhé.
BƯỚC 1: Tìm hiểu thông tin cơ bản về kỳ thi IELTS
Nếu bạn chưa có khái niệm gì về IELTS, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên internet hoặc hỏi tư vấn của bạn bè. Hãy chuẩn bị tiếp nhận một lượng kiến thức khổng lồ, bởi có rất nhiều điều về kỳ thi này mà bạn sẽ cần phải ghi nhớ.
Vậy bạn cần tìm hiểu thông tin gì? Câu trả lời là: Tất tần tật về IELTS.
- Cấu trúc một bài thi IELTS là như thế nào?
- Thời gian làm bài quy định cho mỗi phần thi ra sao?
- Các kỹ năng Listening - Reading – Writing - Speaking bao gồm những dạng đề nào?
- Cách tính điểm cho từng kỹ năng IELTS là gì?
v.v.
Việc tìm hiểu thông tin kỹ càng sẽ giúp bạn xác định được mục tiêu phù hợp và có chiến lược học tập hợp lý để đạt được band điểm mong muốn.
BƯỚC 2: Luyện đọc và ôn tập các dạng đề Reading
Luyện đọc là rèn khả năng đọc hiểu. Cụ thể là, bạn sẽ phải mở rộng vốn từ vựng của mình, đồng thời luyện nhuần nhuyễn các kỹ thuật skimming, scanning, tìm keywords, đoán nghĩa từ, v.v. Quá trình này vô cùng quan trọng bởi nếu không đáp ứng được các nhiệm vụ trên, bạn sẽ không thể hoàn thành cả 4 bài reading học thuật vô cùng dài và khó của đề IELTS Reading chỉ trong vòng 60 phút.
Ôn tập từng dạng đề là học cách xử lý từng dạng câu hỏi thường gặp trong IELTS Reading như: Filling in the Gap, Short Answer, Yes/No/Not given, Match Headings, v.v.
Cách học này có ích cho bạn như thế nào?
- Thực hành nhiều sẽ giúp bạn có phản xạ nhanh với từng dạng đề
- Biết được điểm yếu của mình để tập trung ôn luyện và phân bổ thời gian một cách hợp lý. Ví dụ: Bạn làm dạng Yes/No/Not Given khá kém. Hãy dành thời gian tìm hiểu tại sao bạn hay chọn đáp án sai, bạn hiểu khái niệm YES - NO - NOT GIVEN đã đúng chưa, kinh nghiệm làm bài của người khác như thế nào, v.v. Đặc biệt, bạn có thể làm dạng đề này nhiều hơn các dạng khác một chút cho đến khi điểm số được cải thiện.
- Làm đi làm lại nhiều lần, từ vựng sẽ được tự động ‘thấm’ vào trí nhớ
- Quen với cấu trúc đề thi Reading, từ đó bạn sẽ đỡ bị “sốc' và nản khi phải làm trọn vẹn một bài Reading gồm 4 Sections trong 60 phút
Vậy với các dạng đề thường gặp trong bài thi Reading, bạn nên xử lý như thế nào, chiến lược làm bài ra để luôn chọn được đáp án chính xác nhất? Hãy thử áp dụng các tips sau.
Dạng 1: FILLLING IN THE GAP (Gap filling)
Gap Filling là dạng bài rất cơ bản của IELTS Reading. Chỉ cần nhuần nhuyễn kỹ thuật tìm keywords là bạn đã có thể xử lý dạng đề này rồi.
Phương pháp làm bài Gap filling:
- Xác định keyword trong câu hỏi. Bạn hãy lưu ý, câu hỏi đề bài thường không lặp lại chính xác các từ đã xuất hiện trong văn bản. Vì vậy, bạn sẽ cần tìm tìm từ đồng nghĩa hoặc loại từ khác của các keyword này.
- Scanning/skimming văn bản để tìm keyword trong bài đọc, từ đó tìm ra đoạn text chứa thông tin cần thiết cho đáp án. Bạn hãy lưu ý, keyword là những từ chứa thông tin đặc biệt quan trọng và có giá trị lớn giúp làm nên ý nghĩa của câu. Các keywords thường là Danh từ, Động từ hoặc Tính từ. Ví dụ:
Alexander Fleming was born in Ayrshire on 6 August 1881, the son of a farmer. He moved to London at the age of 13 and later trained as a doctor. In 1928, while studying influenza, Fleming noticed that mould had developed accidentally on a set of culture dishes being used to grow the staphylococci germ. The mould had created a bacteria-free circle around itself. Fleming experimented further and named the active substance penicillin. It was two other scientists however, Australian Howard Florey and Ernst Chain, a refugee from Nazi Germany, who developed penicillin further so that it could be produced as a drug. At first supplies of penicillin were very limited, but by the 1940s it was being mass-produced by the American drugs industry.
Question: Fleming studied medicine in _________. Key word trong câu hỏi này là where và study medicine. Vì vậy, bạn cần tìm trong bài đọc tên của một địa danh, và từ đồng nghĩa với study medicine - trong trường hợp này chính là cụm training to be a doctor.
→ Answer to question: LONDON.
- Hãy chú ý đặc biệt tới các từ khóa nằm sát chỗ cần điền: từ khoá đó sẽ kết hợp với từ còn thiếu để tạo nên một cụm động từ hay cụm danh từ. Sau đó bạn sẽ skimming văn bản xem từ nào đồng nghĩa với từ khóa đó để lựa chọn đáp án. Ví dụ:
“There are only three days left until Christmas. A new car and a pretty sweater are everything that I wish for this year”.
Câu hỏi: One of the things I want for Christmas is a beautiful _________ . Bạn hãy chú ý tới từ beautiful, bởi vì từ này và từ còn thiếu sẽ tạo nên một cụm danh từ. Bạn sẽ cần tìm từ khóa tương đương với từ beautiful trong đoạn - trong trường hợp này là từ pretty.
→ Answer to question: SWEATER
Dạng 2: TRUE/FALSE/NOT GIVEN hoặc YES/NO/NOT GIVEN
Đây là một trong những dạng đề IELTS Reading khó và gây mất điểm nhiều nhất, vì rất khó để phân biệt giữa FALSE/NO và NOT GIVEN.
Ví dụ:
When it opened in 1843 the Thames Tunnel was described as the Eighth Wonder of the World. People came from far and wide to see the first tunnel under a river. On the first day, fifty thousand people descended the staircase and paid a penny to walk through the tunnel. By the end of the first three months there were a million people, or half the population of London. This was the most successful visitor attraction in the world. In the age of sail and horse-drawn coaches, people came from all over the world and bought souvenirs and listened to the entertainment in the cross-tunnel arches. The idea, of course, was not entertainment but to move cargo and turn a profit. So what happened?
Question: Xác định các câu sau là True, False hay Not Given.
- Statue of the tunnel could be purchased as souvenirs. → NOT GIVEN (không có thông tin nào được cung cấp về việc nơi đây bán loại đồ lưu niệm gì)
- The aim of building the tunnel was make money as a tourist attraction. → FALSE (mục đích ban đầu của công trình này là để thu lợi nhuận thông qua việc lưu thông hàng hoá)
Ngoài ra, nếu trong đề bài xuất hiện các trạng từ mang tính khẳng định như never, only, always, certainly, v.v. nhưng trong văn bản gốc thì không có từ nào mang ý nghĩa tương tự, vậy câu này không thể chọn đáp án TRUE mà có thể là FALSE hoặc NOT GIVEN.
Dạng 3: MATCHING HEADING
Matching Heading yêu cầu bạn phải nối 5 - 7 tiêu đề cho sẵn với các đoạn văn trong bài đọc. Đề bài luôn cho số Headings nhiều hơn số đoạn văn, vì vậy bạn sẽ không thể sử dụng phương pháp loại trừ để làm dạng này mà buộc phải đọc hiểu để lựa chọn đáp án đúng.
Nếu bạn đọc hết cả văn bản để hiểu nội dung từng đoạn văn, sau đó mới ghép với Headings thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Do vậy, một lần nữa, bạn phải luyện tập thành thạo kỹ năng skimming/scanning và tập trung những thông tin chính bài đọc muốn đề cập tới.
Phương pháp làm dạng Matching Heading:
- Bước 1: Đọc Headings trước
Hãy đọc kỹ các Headings mà đề bài cho sẵn và gạch chân một số keywords.
- Bước 2: Đọc qua tiêu đề của văn bản và nội dung chính của mỗi đoạn văn.
Hẳn nhiều bạn thắc mắc, làm sao để nắm được nội dung chính của các đoạn văn trong bài? Hay nói cách khác, làm sao để biết “đoạn văn này nói về cái gì”?
Mỗi đoạn văn thường chứa 1 câu tóm tắt ý chính (main ideas) và câu này thường nằm ở đầu hoặc cuối đoạn. Trong trường hợp bạn đọc câu đầu và câu cuối nhưng chưa tìm được main ideas của đoạn, hãy đọc các luận ý và ví dụ của đoạn, tìm xem chúng nhằm vào chủ thể, luận điểm gì thì đó chính là ý chính của đoạn văn.
Đừng quên gạch chân các keywords có liên quan đến nội dung chính của đoạn văn nhé.
- Bước 3: Nối Headings với đoạn văn phù hợp
Hãy đọc từng đoạn văn, xem xét ý chính của đoạn đó có phù hợp với headings nào không và nối chúng với nhau.
Cũng giống như dạng bài Gap Filling, headings trong đề bài và main ideas của đoạn văn thường không lại lại chính xác cùng một từ. Vì vậy, hãy thử tìm cách paraphrase câu headings, hoặc tìm từ đồng nghĩa với các keywords trong headings và trong đoạn văn. Qua đó, bạn có thể xác định headings này trùng với ý chính của đoạn văn nào và nối nó với đoạn văn ấy.
Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy đoạn văn có thể phù hợp với nhiều headings, đừng vội điền đáp án và cũng đừng “dậm chân tại chỗ" ở đoạn đó. Hãy chuyển qua các câu hỏi tiếp theo, rất có thể bạn sẽ loại trừ được 1 trong 2 đáp án mà bạn đang lưỡng lự.
BƯỚC 3: Cày đề
Sau quá trình ôn luyện từng dạng câu hỏi, bạn sẽ bắt đầu ngay vào luyện đề Ielts. Trong giai đoạn này, bạn cần lưu ý đến tốc độ làm bài và khả năng kiểm soát thời gian.
Một số gợi ý cho bạn để việc luyện đề đạt được hiệu quả cao nhất:
- Mỗi ngày đều làm bài test một cách nghiêm túc
Mỗi ngày bạn nên dành ra 60 phút để làm một bài Ielts full test gồm đầy đủ 4 Sections. Bạn tuyệt đối không được sử dụng từ điển hay điện thoại trong lúc làm bài. Hãy làm bài một cách nghiêm túc như thể bạn đang trong phòng thi thật để đánh giá chính xác nhất trình độ của bạn ở thời điểm hiện tại.
- Check đáp án một cách trung thực
Sau khi hoàn thành xong một đề thì bạn mới check đáp án. Tuy nhiên, đừng đối chiếu đáp án chỉ để tính điểm xong để đấy, chuyển qua làm luôn đề mới. Hãy xem lại các câu mất điểm, tìm hiểu tại sao đáp án của bạn sai, tại sao chọn đáp án kia mới đúng, v.v.
- Dịch bài
Dịch bài giúp bạn tăng vốn từ vựng, cũng như tăng kỹ năng đọc nhanh hơn. Đặc biệt khi bạn tiếp xúc với nhiều bài đọc bạn cũng sẽ học được cách hành văn, mở rộng được kỹ năng Writing hơn.
Bạn có thể sử dụng từ điển dịch đoạn văn, rồi nhờ bạn bè kiểm tra lại, điều này cũng sẽ nâng cao khả năng dịch thuật văn bản cho bạn rồi đấy.
- Làm lại đề
Khi làm xong một đề, sau một thời gian, bạn có thể quay lại làm chính đề đó để xem lần này, bạn có mắc lỗi như lần trước không và có đạt điểm cao hơn không.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức hữu ích để xử lý đề thi IELTS Reading. Hãy áp dụng các tips trên vào thực hành và luyện đề ngay hôm nay để kiểm chứng độ hiệu nghiệm và sự tiến bộ của bạn nhé.
Nếu bạn muốn nâng cao các kỹ năng cần thiết trong bài thi IELTS nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, đừng quên tham khảo các khóa học tại JOLO English tại đây nhé!
--------------------------------------
Tìm hiểu thêm các khóa học tại JOLO English - Hệ thống trung tâm dạy Tiếng Anh uy tín nhất tại Hà Nội và HCM :
- Khóa học Luyện Thi IELTS tại Hà Nội và HCM
- Khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp tại Hà Nội và HCM
- Khóa học Tiếng Anh cho trẻ em
Hệ Thống Trung Tâm Anh Ngữ JOLO:
- Hà Nội: 093 618 7791
- TP. HCM: (028) 7301 5555
- JOLO: Số 4, ngõ 54 Nguyễn Thị Định, Hà Nội
- JOLO: Số 27 Trần Đại Nghĩa, Hà Nội
- JOLO: Số 67 Thụy Khuê, Hà Nội
- JOLO: Số 7, đường số 2, Cư Xá Đô Thành, Q.3, Tp.HCM
- JOLO: Số 2, tầng 1, tòa C2, Vinhomes Central Park, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
- JOLO: S3.020215, Vinhomes Grand Park, P. Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức, TP. HCM