Bạn cảm thấy IELTS Speaking quá hóc búa? Bạn không biết phải làm thế nào để bài thi Nói đạt band 6.5 trở lên? Vậy là do bạn chưa biết đến 9 chiến thuật trả lời câu hỏi IELTS Speaking này!
Dưới đây là ví dụ về một bài thi Speaking không đạt yêu cầu:
- Do you like to watch movie? - Yes
- What kind of movie do you like? - Drama
- Do you have a particular favourite? - No
- Do you have a favourite actor or actress? - Brad Pitt
Khi làm bài thi IELTS, bạn cần thể hiện khả năng sử dụng tiếng Anh sao cho điểm số đạt được cho mỗi tiêu chí chấm điểm (marking criteria) là cao nhất. Ví dụ trên đã không đáp ứng được yêu cầu này, bởi câu trả lời của thí sinh quá ngắn và không thể hiện được bất kỳ sự thành thạo ngôn ngữ, hay khả năng phát âm, hay sự am hiểu từ vựng nào. Ở bbài viết này, JOLO English sẽ giúp bạn tránh những lỗi sai như vậy và cải thiện số điểm của bạn hết mức có thể.
Bạn hãy lưu ý, 9 chiến thuật này có thể áp dụng cho cả 3 part của phần thi Speaking Ielts. Hãy thử áp dụng chúng liên tục trong quá trình luyện speaking, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt trong câu trả lời của mình.
Chiến thuật 1: Chia câu trả lời thành 2 - 3 phần (Divide into 2 or 3 parts)
Với chiến thuật này, bạn sẽ đưa ra 2 - 3 lý do cho câu trả lời của mình. Ví dụ như sau:
What kinds of food do you like?
- Well, there are three kinds of food that I’m really keen on.
- The one I like best is Italian food ...
- I also really like to eat Korean food as ...
- I’m also kind of partial to Mexican food because it is …
Sau đó, bạn thêm các ý phụ để bổ sung cho luận điểm của mình. Như vậy, bạn cũng đã mở rộng câu trả lời của mình một cách rất hợp lý và logic, không bị dài dòng và lan man.
Câu trả lời mẫu:
Well, there are three kinds of food that I’m really keen on. The one I like best is Italian food because I am a huge fan of cheese. Whenever I go to an Italian restaurant, I always order dishes with extra Parmesan and Cheddar. I also really like to eat Korean food as it’s very spicy and flavorsome. I’m also kind of partial to Vietnamese food, especially those made from sticky rice, since my mother used to make them for me when I was little.
Chiến thuật 2: Đi từ tổng quát đến chi tiết (General to specific)
Chiến thuật này yêu cầu bạn đưa ra 1 luận điểm chung chung cho câu trả lời, sau đó phân tích, giải thích ý đó một cách chi tiết và có thể đưa thêm ví dụ minh họa để làm rõ cho quan điểm của bạn. Ví dụ như sau:
What kind of food do you like?
- Ý chung: seafood
- Chi tiết: Japanese food
- Ví dụ: Sashimi
Câu trả lời mẫu:
Well, I’d have to say that I’m a big fan of seafood. In particular, I really like to eat Japanese seafood because it’s always so fresh. For instance, sashimi is delicious because the raw fish is so flavorsome.
Chiến thuật 3: Mô tả các tình huống khác nhau (Describing different situations)
Theo chiến thuật này, bạn sẽ trả lời câu hỏi bằng cách nêu ra các ý kiến/lý do khác nhau cho từng tình huống/hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ như sau:
What kind of food do you like?
- I think it depends really.
- If I’m working I prefer to get something like fast food such as McDonalds because I only have a short break.
- But, if I’m out with friends I would rather have something more exotic such as Thai food or Indian food.
Chiến thuật 4: Đưa ra ý kiến đối lập (Concession)
Một cách hữu ích không kém để tăng thêm sự thú vị cho câu trả lời của bạn là nêu ra một ý kiến/luận điểm chính, sau đó đưa thêm một ý kiến đối lập, tương phản với ý ban đầu. Ví dụ như sau:
What kind of food do you like?
- Ý chính: Steak
- Ý đối lập: Unhealthy dish, high levels of cholesterol
Câu trả lời mẫu:
Well, recently I’d have to say that I have been enjoying eating steak and each time I feel like a steak I go to Outback Steakhouse because the dishes there are huge. HOWEVER, I think that it may not be all that healthy to eat so much red meat, as I’ve heard it can lead to high levels of cholesterol.
Áp dụng tips này, bạn sẽ có một câu trả lời hết sức thông minh và “khoe" được khả năng biện luận đa chiều của mìn. Để có đạt điểm Speaking cao, bạn hãy nhớ sử dụng chiến thuật này một cách thuần thục và khéo léo nhé.
Chiến thuật 5: Đi đường vòng (Avoidance)
Trong phần thi IELTS Speaking, rất có thể bạn sẽ bị bí ý tưởng (ideas) hoặc gặp phải những topic mà bạn chưa chuẩn bị kĩ. Vậy thủ thuật nào để giải vây cho bạn trong tình huống này?
“Đi đường vòng” là cách hữu hiệu bạn có thể chọn lựa để tránh lỗi ấp úng, “ừm à” trong lúc chưa nghĩ ra câu trả lời. Theo đó, bạn không trực tiếp trả lời luôn câu hỏi, mà sẽ phải sử dụng một số mẫu câu dẫn dắt người nghe rồi sau đó rồi mới trả lời. Mục đích của chiến thuật này là ‘câu’ giờ nhưng vẫn nói một cách rất tự nhiên.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý dẫn dắt sao cho các ý phải liên quan với nhau, bởi nếu không bạn sẽ khiến giám khảo cảm thấy “câu hỏi một đường, trả lời một nẻo”.
What kind of food do you like?
- Avoiding phrase: Well, to be honest, I don’t really have…
- Answering phrase: but I guess that if I had to choose one…
Câu trả lời mẫu:
Well, to be honest, I don’t really have a favorite food; but I guess that if I had to choose one, then I’d go for something like pizza – you know, I just love all that cheese and tomato sauce.
Chiến thuật 6: Thay đổi tốc độ nói (Speak at a variable speed rate)
Để đạt được điểm cao cho tiêu chí Fluency trong Ielts Speaking, bạn sẽ phải làm chủ tốc độ nói của mình. Đừng nói quá nhanh, điều này không thể hiện sự nhuần nhuyễn của bạn mà trái lại, còn khiến giám khảo khó lòng nghe rõ được câu trả lời của bạn.
Hãy thay đổi tốc độ nói của bạn một cách linh hoạt theo hướng dẫn sau đây:
- Nói chậm lại khi:
- Bạn gặp một câu hỏi/chủ đề khó hoặc bạn không chắc chắn về câu trả lời của mình
- Bạn muốn nhấn mạnh điều gì đó
- Bạn sử dụng một số từ vựng học thuật hoặc cấu trúc ngữ pháp phức tạp để gây chú ý với giám khảo
- Tăng tốc độ nói khi:
- Bạn đã nắm rõ chủ đề/câu hỏi và sẵn sàng trả lời một cách tự tin
- Bạn đưa ra những thông tin ít quan trọng
- Sử dụng các từ phụ trợ (redundant language). Chúng là những từ không có ý nghĩa nào cả, ví dụ như oh, well, actually, v.v. Việc thêm các từ này không chỉ giúp bạn có thêm thời gian để nghĩ ra câu trả lời. Nghiên cứu cho thấy trong quá trình nói, người bản ngữ có xu hướng sử dụng các từ phụ trợ này rất nhiều, trong khi người nói tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 lại hiếm khi đưa chúng vào câu nói của mình. Vậy nên đây cũng là một cách để bạn ghi điểm native-like với giám khảo đó.
- Ngắt câu (punctuation) một cách hợp lý. Giống như dấu chấm - phẩy trong văn viết, văn nói cũng cần những khoảng ngắt nghỉ để giúp người nghe tiếp nhận thông tin rõ ràng và rành mạch hơn. Một đoạn nghỉ ngắn báo hiệu một vế câu mới. Một đoạn nghỉ dài (kèm theo việc lấy hơi) báo hiệu sự xuất hiện của một ý mới. Và một đoạn nghỉ dài hơn nữa thậm chí còn giúp ngầm thông báo về sự chuyển chủ đề.
- Dấu phẩy = đoạn nghỉ ngắn
- Dấu chấm = đoạn nghỉ dài + lấy hơi
- Ngắt đoạn văn = đoạn nghỉ dài hơn nữa
Chiến thuật 7: Sử dụng nhiều tính từ và phó từ (Use lots of adjectives and adverbs)
Tính từ luôn hiệu quả trong việc làm cho một sự vật, sự việc trở nên thú vị hơn. Bạn có thể cảm nhận sự khác nhau giữa 2 lời mô tả “eating a nice dessert" và “eating a bowl of the freshest, sweetest fruit, topped with a delicious chocolate sauce!”
Tương tự như vậy, phó từ cho phép bạn mô tả các hoạt động một cách cụ thể và sống động hơn. Ví dụ như “running" và “running swiftly".
Tính từ và phó từ giúp tăng cường sự phong phú và chi tiết của ngôn ngữ.. Không chỉ vậy, chúng cũng góp phần thể hiện khả năng vận dụng từ vựng “bay bổng" của bạn đối với giám khảo IELTS. Nhờ vậy điểm từ vựng của bạn cũng sẽ được cải thiện ít nhiều.
Trong ví dụ dưới đây, các phó từ được sắp xếp theo trình tự độ “mạnh" tăng dần:
- Slightly tiring
- Fairly tiring
- Particularly tiring
- Really tiring
- Extremely tiring
Chiến thuật 8: Nghe kỹ từ khoá trong câu hỏi (Listen carefully for key words in the question)
Trong bài IELTS, từ khóa thường nằm ở đầu câu hỏi. Nếu bạn bỏ lỡ từ khóa này, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc xác định chính xác điều mà giám khảo yêu cầu. Một số từ để hỏi phổ biến trong các câu hỏi được liệt kê dưới đây, bạn có thể tham khảo:
- What: Hỏi thông tin về thứ gì đó. Ví dụ: What types of shops do you like?
- When: Hỏi về thời gian. Ví dụ: When do you usually go shopping?
- Where: Hỏi về địa điểm. Ví dụ: Where do you like to go to shopping?
- Which: Hỏi về sự lựa chọn. Ví dụ: Which is more important to you the quality or the price of a product?
- Who: Hỏi về một người nào đó. Ví dụ: Who do you usually go shopping with?
Chiến thuật 9: Bước vào phòng thi (Entering the test room)
Khi được gọi vào thi Speaking, bạn sẽ bước vào một phòng thi đươc chuẩn bị sẵn bàn và hai chiếc ghế, trong đó bạn ngồi đối diện với giám khảo. Về lý thuyết, phần thi của bạn không bắt đầu cho đến khi giám khảo kiểm tra xong giấy tờ tùy thân (hộ chiếu) của bạn. Trên thực tế thì ngay khi bạn bước vào cửa, giám khảo đã bắt đầu quá trình đánh giá bạn rồi đấy!
Lo lắng, hồi hộp là tâm trạng chung của tất cả những thí sinh khi thi IELTS Speaking. Giám khảo đã quá quen với việc này. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên kiềm chế cảm giác bỏ lắng này và cố gắng thể hiện bình tĩnh. Hãy chứng tỏ cho giám khảo thấy rằng bạn thấy tự tin khi nói tiếng Anh. Trong quá trình trả lời, bạn có thể cười hoặc thể hiện sự tươi tắn trên gương mặt để tạo bầu không khí thân thiện giữa 2 người. Nhìn chung, bạn không cần quá lo lắng về việc bạn phải hành động, cử chỉ ra sao, vì giám khảo là người có kinh nghiệm và họ sẽ hướng dẫn bạn trong suốt quá trình thi.
Trước khi bắt đầu bài thi, giám khảo sẽ ghi âm lại một số thông tin về ngày tháng và thời gian thi. Bạn hãy giữ sự im lặng khi họ làm việc này. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian bạn có thể tận dụng để tìm hiểu và làm quen với giọng nói (accent) và cách phát âm của giám khảo. Như vậy, bạn có thể nhớ về các accent tương tự mà bạn từng gặp và có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc lắng nghe câu hỏi.
Giám khảo cũng sẽ kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của bạn và hỏi một số câu như: What is your full name? Where are you from? Can I see your identification please? Ở thời điểm này, bài test của bạn đã bắt đầu được tính điểm, nhưng bạn chỉ cần trả lời đơn giản cho những câu hỏi này. Đây chưa phải là lúc để đưa ra những câu trả lời phức tạp và dài dòng, bạn sẽ dễ làm giám khảo khó chịu.
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra thông tin, giám khảo sẽ mở đầu bằng một số câu như: “Now, I would like to ask you a few question about yourself”, sau đó bắt đầu giới thiệu về topic và đặt các câu hỏi xoay quanh topic này.
Hy vọng với việc 9 chiến thuật trả lời IELTS Speaking mà JOLO English đã cung cấp trên đây, bạn sẽ tự tin hơn trong phần thi Nói của mình.
Nếu bạn muốn nâng cao các kỹ năng cần thiết trong bài thi IELTS nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, đừng quên tham khảo các khóa học tại JOLO English tại đây nhé!
--------------------------------------
Tìm hiểu thêm các khóa học tại JOLO English - Hệ thống trung tâm dạy Tiếng Anh uy tín nhất tại Hà Nội và HCM :
- Khóa học Luyện Thi IELTS tại Hà Nội và HCM
- Khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp tại Hà Nội và HCM
- Khóa học Tiếng Anh cho trẻ em
Hệ Thống Trung Tâm Anh Ngữ JOLO:
- Hà Nội: 093 618 7791
- TP. HCM: (028) 7301 5555
- JOLO: Số 4, ngõ 54 Nguyễn Thị Định, Hà Nội
- JOLO: Số 27 Trần Đại Nghĩa, Hà Nội
- JOLO: Số 67 Thụy Khuê, Hà Nội
- JOLO: Số 7, đường số 2, Cư Xá Đô Thành, Q.3, Tp.HCM
- JOLO: Số 2, tầng 1, tòa C2, Vinhomes Central Park, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
- JOLO: S3.020215, Vinhomes Grand Park, P. Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức, TP. HCM