Không cần biết tất cả từ vựng – hiểu hết bài đọc mới có thể đạt band cao Reading. Dưới đây là một số tips – các mẹo làm bài IELTS Reading để đạt band điểm cao mà JOLO English sẽ chia sẻ với các bạn.
Tip #1: Đọc trước câu hỏi IELTS Reading
Khi nhận được đề thi, nhiều người thường bắt tay ngay vào đọc lướt (skim) bài đọc để nắm ý chính của bài.
Tuy nhiên, có một giải pháp với tác dụng tương tự mà lại giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức hơn nhiều: Hãy đọc kĩ phần câu hỏi trước.
So với bài Đọc 2000 – 3000 từ, phần câu hỏi ngắn và từ ngữ lại đơn giản. Bạn dễ dàng nắm bắt nội dung chính của bài mà không cần tốn công đọc hết phần text và gạch chân.
Tip #2: Viết câu hỏi bên cạnh bài Đọc
Công đoạn này giúp bạn:
- Giảm được thời gian lật giở giữa phần câu hỏi và phần bài đọc;
- Tăng tập trung và tăng tốc độ đọc. Bạn sẽ không quên mình đạng đọc cái gì, hoặc quên là đang làm câu nào.
Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể tóm tắt câu hỏi bằng 1 vài từ khoá tiếng Anh và note vào bên cạnh đoạn cần đọc. Hoặc, sử dụng tiếng Việt vì đằng nào từ khoá cũng có thể paraphrase.
Tip #3: Thứ tự trả lời các câu hỏi trong bài Reading
Một số dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi IELTS Reading:
- Multiple Choices: Trắc nghiệm;
- Matching Headings: Nối tiêu đề phù hợp vào những đoạn văn bản;
- True/False/Not Given: Thông tin trong đề bài đúng, sai hay không;
- Gap Filling: Điền từ
- Short Answers: Trả lời câu hỏi bằng 2-3 từ vựng tìm trong bài;
- Table/Flow Chart/Diagram: Hoàn thành bản đồ, hình vẽ;
- List Selection: Chọn đáp án đúng từ danh sách cho sẵn
Biết cách sắp xếp thứ tự trả lời các câu hỏi sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian làm bài. Các bạn nên làm những dạng câu hỏi cần ít suy luận trước. Ví dụ: Gap Filling ⟶ Các dạng bài khác.
Điền từ là dạng bài gần như không cần phải suy luận hay thay từ – bạn chỉ cần bê nguyên 1 từ trong đoạn điền vào chỗ trống.
Lúc này, bạn đã nắm bắt được phần nào nội dung bài đọc rồi, nên việc định vị thông tin sẽ nhanh hơn. Thông tin nghe quen quen thì ở trong đoạn vừa đọc, còn nghe lạ thì ở các đoạn còn lại.
Tip #4: Sử dụng phương án loại trừ
Đối với những dạng bài có nhiều lựa chọn, dễ gây nhầm lẫn như Matching Headings, Multiple Choices hay True, False, Not Given.
Thay vì cố tìm câu trả lời đúng, bạn có thể loại dần dần những câu sai. Ví dụ:
- True, False, Not Given: Nếu thông tin nghe có vẻ thuận tai thì hãy xem nó là T hay NG (loại F), còn nếu nghe sai sai thì sẽ xem nó là F hay NG (loại T).
- Matching Headings: Đọc hết các tiêu đề từ trên xuống dưới ⟶ Tiêu đề nào chứa keywords lạ, không liên quan tới đoạn vừa đọc thì nên bỏ qua. Tiêu đề nào nghe có vẻ đúng hãy đánh dấu, để sau đọc lại và xác nhận một lần nữa.