Trong bài thi IELTS Speaking Part 2, việc chuẩn bị ý tưởng trong vòng 1 phút thường là thử thách lớn khiến nhiều thí sinh cảm thấy lo lắng và không tự tin. Hiểu được sự căng thẳng mà các thí sinh phải đối mặt, JOLO xin chia sẻ với các bạn một sơ đồ Brainstorm đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu một số công cụ hữu ích và lưu ý quan trọng để giúp bạn tự tin hơn trong phòng thi IELTS Speaking!
1. Sơ đồ Brainstorm: 6WS
Nghe tên chắc hẳn ai cũng vô cùng quen thuộc với sơ đồ brainstorm ý tưởng cho một đề thi IELTS Speaking part 2 rồi đúng không? Bao gồm 6 từ để hỏi: What, Who, Where, When, Why và How. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết các vận dụng sơ đồ này. Vậy nên hãy tham khảo ví dụ dưới đây để “nằm lòng” phương pháp này khi thi IELTS Speaking nhé!
Ví dụ: Describe a person who encouraged you to achieve a goal
- WHAT (cái gì?): là ai/ cái gì/ sự kiện hay trải nghiệm nào. VD: “Goal” mà bạn đang hướng tới là gì.
- WHO (ai?): người bạn muốn tả là ai
- WHERE (ở đâu?): sự kiện này diễn ra ở đâu (người này giúp bạn achieve a goal ở trường học hay ở nhà)
- WHEN (khi nào?): sự kiện này diễn ra khi nào (người này giúp bạn đạt được goal trong tình huống như thế nào: bạn đang gặp khó khăn, chán nản hay đang mất phương hướng,...)
- WHY (vì sao?): vì sao bạn lại quyết định tả người ngày (người này mang lại những cảm giác tích cực hay những lợi ích gì)
- HOW (như thế nào?): sự việc trong đề bài diễn ra như thế nào (cách họ giúp đỡ bạn đạt được goal)
Lưu ý: Tùy đề bài mà các bạn sẽ chọn “W” phù hợp & sắp xếp ý tưởng cho mạch lạc. Tránh liệt kê hoặc loạn ý sẽ ảnh hưởng tới Fluency và Coherence khi thi IELTS Speaking nha!
2. Supporting character
Tuy nhiên, nhiều bạn sẽ thắc mắc thế nhỡ giả sử đề bài không hề đề cập một chút gì tới yếu tố con người (VD: Describe a street market in your city) thì mình khai thác yếu tố WHO như thế nào? Chúng mình đã có tuyệt chiêu “Supporting character”.
Supporting character hiểu đơn giản là 1 nhân vật - có thể hư cấu hoặc không. Nhân vật này sẽ được bạn nhắc đến trong bài nói. Nhằm mục đích tạo nên một câu chuyện mạch lạc và các hoạt động sinh động hơn. Bên cạnh đó giúp mở rộng đất để bạn triển khai ý và khoe từ vựng đó.
Và để hiểu hơn về cách áp dụng “bạn” trợ thủ “Supporting character” này vào bài thi thì hãy xem ví dụ sau nha!
Ví dụ: Describe a street market in your city
You should say
- Where is it
- What can you buy there
- What is it famous for
- How you feel about it
Với đề này nếu chỉ triển khai theo cue card thì nhiều bạn sẽ sẵn sàng bỏ qua yếu tố WHO. Vì đơn giản mình không thấy đề có tí tẹo gì đề cập tới người ở đây.
Tuy nhiên, khi làm thế thì bài sẽ chính xác là 1 bài liệt kê mà bạn “kể” về các đặc điểm của khu chợ này. Ví dụ như là “À nó ở gần nhà em; Em mua được mọi thứ ở đấy; Ở đấy nổi tiếng có bún cá ngon nhất vùng.”
Vậy, chúng ta cần thêm “Supporting character” vào bài với mục đích gì? Và câu trả lời đó chính là giúp bài nói trở nên “có hồn” hơn.
3. Các lưu ý trong 1 phút chuẩn khi trong phòng thi IELTS Speaking
Dưới đây là một số những lưu ý nhỏ thôi nhưng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi thi Speaking đó.
- Không nên: Tuyệt đối không viết đầy đủ cả câu vì sẽ không đủ thời gian.
- Nên: Nên viết sẵn các collocations/ phrasal verbs hay để khi nói sẽ không quên dùng.
Nhờ vào sơ đồ Brainstorm ideas được gợi ý bởi JOLO, bạn có thể tận dụng tối đa 1 phút chuẩn bị trong phần thi IELTS Speaking. JOLO chúc các bạn áp dụng phương pháp này một cách dễ dàng và hiệu quả, giúp bạn nâng cao điểm số IELTS Speaking của mình!
Để biết thêm chi tiết về các khóa học và tài liệu luyện thi IELTS, bạn có thể tham khảo thêm tại https://hoc-ielts.jolo.edu.vn/ hoặc liên hệ với JOLO qua hotline 093.618.7791 để được tư vấn và hỗ trợ.