Đây là phần tóm tắt giúp các bạn có cái nhìn tổng quát và cơ bản nhất về các dạng câu hỏi sẽ được gặp trong bài Reading test. Bằng cách nắm chắc các dạng đề và bí kíp làm các dạng câu hỏi này, bạn sẽ có được sự chuẩn bị tốt và tâm lý tự tin nhất.
Các dạng đề trong IELTS Reading
1. Multiple Choice (Câu hỏi có nhiều lựa chọn)
Dạng câu hỏi này thường để kiểm tra kỹ năng hiểu, nghĩa là bạn cần xem nên đọc nhanh để hiểu tổng thể (skimming) hay là đọc chi tiết để tìm thông tin cụ thể (scanning), các thủ thuật để làm dạng này là:
- Gạch chân keywords, các tên riêng, ngày tháng, v.v
- Cố gắng nắm được nội dung tổng quát của bài đọc thông qua câu hỏi được cho.
- Chú ý đến các biểu đồ/ hình ảnh trong bài.
- Xác định câu hỏi được cho cần dùng skimming hay scanning để tìm ra đáp án.
2. Short-answer questions (Câu trả lời ngắn)
Đây là những dạng mà đề bài có các câu “NO MORE THAN X WORDS”. Đó chính là lúc bạn cần phải cẩn thận với số từ bạn cần dùng để trả lời. Để làm dạng này:
- Cần áp dụng cả skimming và scanning.
- Chú ý đến các synonyms trong câu hỏi và bài đọc để match thông tin.
- Gạch chân keywords trong câu hỏi để tìm đúng đáp án.
- Đôi khi bạn phải dùng từ của mình, dù câu chỉ có 2 -3 từ nhưng vẫn cần đúng ngữ pháp.
3. Sentence Completion (Hoàn thành câu)
Đây không phải là 1 dạng câu hỏi khó, vì câu hỏi sẽ theo thứ tự thông tin trong bài đọc.
- Vẫn cần nhớ gạch chân keywords.
- Nhớ hình thức của từ sao cho chuyển đúng ngữ pháp.
- Nhớ các synonyms để tìm đúng thông tin.
- Đảm bảo ngữ pháp và nghĩa của câu sau khi chuyển.
4. Notes/table/summary flow-chart/diagram completion (Hoàn thành các ghi chú/ biểu đồ/ bảng tóm tắt)
Trong dạng này lại có thể chia thành 2 dạng câu hỏi:
- Lựa chọn câu trả lời có khả năng nhất: Cần vận dụng các hiểu biết về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cấu trúc ngữ pháp, v.v để tìm ra đáp án.
- Điền từ/ cụm từ: Thường được yêu cầu không quá 3 từ. Nếu gặp dạng này, bạn cần làm lần lượt theo các bước: kiểm tra tiêu đề - đoán ý chính – dò tìm đoạn văn chứa thông tin, từ đó dựa vào các từ đồng nghĩa/ trái nghĩa để tìm thấy thông tin cần điền.
5. Yes/ No/ Not Given hoặc True/ False/ Not Given.
Dạng này khá phổ biến cũng như có độ khó tương đối vì đôi khi bạn sẽ phân vân không rõ câu được cho là True/ not given hay False/ not given. Để làm tốt, bạn cần nhận dạng được thông tin bài đọc: câu khẳng định được cho trong câu hỏi là ý kiến (opinions of writer) hay là sự thật (facts), câu được cho có khớp hoàn toàn với bài đọc không, các từ khác biệt giữa 2 câu có mang nghĩa phủ định hay có được nhắc đến trong bài đọc không,…
Xem thêm: Làm thế nào để phân biệt True – False – Not given
6. Classification (Phân loại)
Bạn sẽ được yêu cầu phân loại thông tin dựa vào ý kiến tác giả, thời gian hay địa điểm.
- Đọc kỹ câu hỏi về yêu cầu được đưa ra.
- Đảm bảo bạn biết chắc số lượng các loại, số lượng từ được phép trả lời.
- Có thể câu hỏi sẽ không cùng thứ tự với thông tin trong bài đọc nên cần tìm đúng đoạn đang được nhắc đến.
- Đọc kỹ từng loại để đảm bảo không nhầm lẫn các ký tự mỗi loại.
7. Matching (Nối các ý kiến với người nói ý kiến đó)
Một dạng Matching ở đây là nối danh sách các ý kiến với nguồn (sources) được nhắc đến trong bài đọc.
Câu hỏi này thường xuất hiện với bài đọc về 1 vấn đề trong đó xuất hiện ý kiến của nhiều người khác nhau. Trong phần trả lời, bạn cần ghi ký tự cùng với các số. Có thể số lượng ý kiến và tác giả sẽ không trùng khớp nhau như là nối nhiều ý kiến với 1 tác giả hoặc nhiều tác giả có cùng 1 ý kiến, vv.
Nên nhớ là thông tin bạn cần luôn có trong bài đọc, trước hết cần tìm các tên tác giả sau đó xem kỹ ý kiến của họ là gì.
8. Matching Headings (Chọn tiêu đề)
Dạng này cần áp dụng skimming để có thể nắm được nội dung tổng quát của đoạn, sau đó tìm câu chủ đề phù hợp với đoạn đó để match với nhau.
Cũng như dạng match phía trên, số lượng chủ đề và câu chủ đề có thể không khớp nhau, nên cần chú ý đọc kỹ yêu cầu.
9. Scanning and Identify location of information (Scanning và định vị thông tin)
Yêu cầu của dạng này là đọc lướt và tìm kiếm vị trí chính xác của thông tin. Bạn cũng sẽ được cung cấp 1 số câu khẳng định, từ đó tìm xem vị trí câu đó ở đâu trong bài đọc.
Dạng này đòi hỏi bạn phải nắm ý chính của bài cực nhanh, đọc kỹ từng câu hỏi và gạch chân từ khóa, từ đó mà tìm thông tin.
10. Labelling a diagram with numbered parts (Đặt nhãn cho 1 biểu đồ)
Bạn được cho 1 biểu đồ và dán nhãn cho nó với các từ vựng đã xuất hiện trong bài đọc hoặc cũng có thể sử dụng từ vựng của mình.
Thông tin trong biểu đồ này sẽ bám sát với thông tin bài đọc, nên bạn cần scan để xác định vị trí thông tin.
Xem thêm: Đọc sách gì để tăng level cho kỹ năng Viết, Grammar và từ vựng?