Tìm hiểu ngay bí quyết thi IELTS đạt điểm cao dành cho người mới thi lần đầu !
IELTS là viết tắt của chữ International English Language Testing System, là bài kiểm tra năng lực tiếng anh toàn diện và chuyên sâu cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, được điều hành bởi tổ chức ESOL của Đại Học Cambridge, Hội đồng anh (British Council) và tổ chúc giáo duc IDP của Úc ra đời từ năm 1989. Bài thi IELTS đa dạng trong câu hỏi và đề thi, chính điều này khiến cho IELTS được đánh giá cao. Trên thực tế, để đạt được điểm cao trong bài thi IELTS không phải là một chuyện đơn giản. Vậy nên chúng ta phải có phương pháp làm bài một cách hiệu quả và chính xác. Trong bài viết này, JOLO English sẽ giới thiệu một số cách làm bài thi IELTS mà mình đã tổng hợp và tìm hiểu được.
IELTS ( International English Language Testing System )
I. Nắm rõ cấu trúc bài thi IELTS
Trước tiên, để có hướng học tập thích hợp và có cách làm bài tốt nhất , chúng ta phải nắm rõ cấu trúc của một bài thi IELTS. Một bài thi IELTS gồm có bốn phần nghe, nói, đọc và viết .
1. Phần thi nghe - Listening:
Thời gian làm bài thi nghe là 40 phút. Thí sinh sẽ nghe tất cả các câu hỏi và độ khó của từng câu sẽ tăng dần. Bài thi bao gồm nhiều dạng khác nhau như thông tin từ một người, cuộc đàm thoại của 2 hoặc nhiều người với nhiều giọng phát âm của nhiều quốc gia khác nhau . Thí sinh sẽ có thời gian để đọc câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời.
Bài thi nghe có 4 phần , nghe 1 lần và các đoạn nghỉ được ghi kèm trong băng hoặc đĩa. Cuối bài thi các thí sinh sẽ có 10 phút để ghi lại kết quả vào Phiếu trả lời câu hỏi.
Phần 1 là các tình huống đời thường là 1 cuộc nói chuyện nhưng là hỏi đáp, và người đáp thường nói nhiều hơn.
Phần 2 là các tình huống hướng dẫn và giới thiệu về 1 chủ đề quen thuộc (trường học, khu du lịch, chương trình ca nhạc, triển lãm,..) thường chỉ nói bởi 1 người. Phần 3 là các tình huống đối thoại giữa ít nhất là 2 người, đây là các cuộc thảo luận có tính chất học thuật hơn (Ví dụ: chọn chủ đề khóa luận, đề tài nghiên cứu khoa học). Phần 4 là 1 bài thuyết trình về 1 chủ đề học thuật, thường do 1 người nói và dùng nhiều từ ngữ mang tính chất học thuật.
2. Phần thi đọc - Reading:
Thời gian làm bài thi đọc là 60 phút. Bài thi thông thường bao gồm 3 đoạn văn và phần trả lời câu hỏi. Các đề tài thường trích dẫn từ sách, báo, tạp chí hoặc tập san và những đề tài này không mang tính chất chuyên môn. Bài thi thông thường bao gồm 1 đề tài thảo luận.
3. Phần thi viết - Writing:
Thời gian làm bài thi viết là 60 phút. Task 1, thí sinh thường được yêu cầu viết bài báo cáo khoảng 150 từ để mô tả và giải thích các số liệu, dữ liệu trên các biểu đồ. Task 2, thí sinh thường được yêu cầu viết bài tiểu luận khoảng 250 từ để đưa ra những chính kiến tranh luận hay nhận định về 1 ý kiến hoặc vấn đề. Thí sinh nên đưa ra những tình huống và ví dụ cụ thể để hỗ trợ cho nhận định của mình.
4. Phần thi nói - Speaking:
Thời gian từ 11 – 14 phút . Thí sinh sẽ trò chuyện trực tiếp với giám khảo. Giám khảo sẽ đánh giá trình độ tiếng Anh của thí sinh dựa vào 4 yếu tố: Từ vựng, Ngữ pháp, Lưu loát và Phát âm.
Một số mẹo khi làm 4 phần của bài thi IELTS
II. Lên chiến lược và cách làm bài phù hợp với từng kĩ năng
Khi đã nắm rõ cấu trúc của bài thi IELTS rồi , chúng ta sẽ có thể vạch ra cho mình cách làm bài phù hợp và hiệu quả để có thể đạt được điểm số cao nhất. Trong các chướng ngại vật của mỗi cuộc thi IELTS,
1. Phần thi nghe - Listening:
- Phần listening luôn khiến nhiều thí sinh cảm thấy lo lắng. Luyện nghe IELTS và tích cực làm nhiều bài test là yếu tố mang lại nhiều kinh nghiệm trong phần thi này, nhưng bên cạnh đó, cũng có vài mẹo nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả như: Trước khi nghe, dùng bút khoanh tròn hoặc gạch chân những điểm lưu ý nhất trong cả phần hướng dẫn và các từ khóa (key words) được nhấn mạnh trong bài nghe. Đa phần các bài nghe đều là kiến thức và những tình huống thực tế, vì vậy có thể trả lời được 1 số câu hỏi; đoán từ có thể sử dụng làm đáp án (danh từ, tính từ, động từ, dạng số, dạng tháng, …); đối với câu có nhiều đáp án, chú ý tìm những phần giống và phần khác nhau trong đáp án để có thể dùng phương pháp loại trừ.
- Trong khi nghe tập trung nghe các điểm nhấn mạnh, vì đa phần câu trả lời sẽ nằm ở đó ; nếu bị lỡ dù chỉ là 1 câu, hãy bỏ qua và nghe phần tiếp theo; vì nếu bạn cứ cố gắng tìm đáp án cho câu hỏi đó sẽ làm “lỡ nhịp” cả bài. Đối với những câu hỏi ở dạng: điền vào bảng số hoặc biểu đồ, thí sinh rất dễ bị cuốn theo suy nghĩ “các đáp án sẽ xuất hiện lần lượt theo thứ tự các ô trống, từ trái sang phải”. Không phải đề thi nào cũng như vậy, không phải đoạn nghe nào cũng cung cấp câu trả lời theo thứ tự, do đó, đôi khi thí sinh sẽ phải điền các đáp án theo thứ tự khá lộn xộn. Vì thế, sau khi nghe xong hãy kiểm tra lại toàn bộ và chắc chắn rằng đã điền câu trả lời vào đúng vị trí. Sau khi nghe sẽ có 10 phút để điền đáp án vào phiếu câu trả lời , cố gắng điền tất cả những gì bạn nghĩ là đúng hoặc ngờ ngợ cho những câu không nghe thấy; cẩn thận và rà soát các lỗi khi chuyển đáp án từ phần nghe sang: số ít số nhiều, thì của động từ, lỗi chính tả, sở hữu,…; chú ý xem có bị nhầm lẫn từ đáp án này xuống đáp án kia không.
2. Phần thi đọc - Reading:
Trong phần Reading, bài đọc có thể rất nhiều có từ mới, hoặc thuộc một chủ đề khá xa lạ và khó hiểu . Hình dung câu hỏi đọc hiểu của IELTS như những chiếc ổ khóa: mỗi ổ khóa chỉ có thể được mở bởi một chiếc khóa duy nhất và chỉ có chiếc khóa đó mà thôi. Đầu tiên, thí sinh nên đọc các câu hỏi trước vì các câu hỏi sẽ cho biết nội dung của bài đọc đồng thời cho biết sẽ phải tìm những gì trong bài. Sử dụng kết hợp hai kĩ năng “skimming” và “scanning” để đọc những câu đầu hoặc câu cuối mỗi đoạn văn, đoạn đầu tiên và đoạn cuối cùng trong bài vì phần đó thường mang các nội dung quan trọng của cả đoạn/ cả bài và dùng bút chì gạch chân tất cả những từ “định hướng”, tên riêng, các “key word” trong bài;, Đọc lại và trả lời các câu hỏi chung trước. Câu hỏi chung là câu hỏi về nội dung tổng thể của cả đoạn hoặc một đoạn. Sau đó tìm thông tin và trả lời câu hỏi riêng. Câu hỏi riêng là câu hỏi cần phải tìm ra đúng thông tin riêng biệt trong bài đọc để trả lời, Với dạng câu hỏi này bạn trước hết thí sinh phải phân tích kỹ nội dung statement được đưa ra và gạch chân tất cả những nội dung trong câu đó. Để làm tốt phần thi này đọc nhiều và đa dạng là phương pháp tốt nhất , để cho đầu óc làm quen với những bài đọc dài và khó. Những bài báo về khoa hoc là những bài luyện tập tốt.
3. Phần thi viết - Writing:
- Trong phần Writing, ngữ pháp và từ vựng là 2 yếu tố quan trọng nhất. Ngữ pháp chủ yếu là về số lượng cấu trúc câu mà thí sinh sử dụng: câu đơn, câu ghép, câu phức; và độ chính xác khi sử dụng các cấu trúc đó. Về từ vựng, không nên sử dụng một từ quá nhiều lần, cần thay đổi bằng nhiều từ khác với các cách dùng khác nhau. Bài viết cần đảm bảo bám sát cấu trúc ba phần mở bài , thân bài, kết bài. Trong bài có thể đưa ra các ví dụ, so sánh, nguyên nhân , kết quả, để làm cho bài viết của mình phong phú hơn. Thí sinh nên sử dụng các mpdal verbs ( could, would, must...) và câu bị động để đạt điểm cao hơn, tránh sử dụng các từ viết tắt (can’t, won’t, it’s....).
- Khi phát đề WRITING, bạn hãy ưu tiên làm phần Task 2 trước, vì phần này chiếm số điểm nhiều hơn. (70%).Đặc biệt chú ý đến vấn đề thời gian, nếu sắp hết giờ mà bạn vẫn còn đang lung túng chưa viết xong body của bài. Bỏ cách đấy và xuống viết ngay conclusion. Một bài viết mà ko có conclusion sẽ bị trừ điểm rất nặng. Nếu viết xong conclusion rồi vẫn còn thơi gian thì có thể quay lại viết tiếp phần body cũng không sao.
4. Phần thi nói - Speaking:
- Speaking là một trong những phần thi khó nhất và rất nhiều thí sinh không biết làm thế nào để đạt được điểm cao hơn trong phần thi này. Một bài nói nên có bố cục rõ ràng, câu này trả lời ý nào, câu này bổ sung ý cho cái nào. Các ý có tương đương nhau về độ dài không,bài có mấy phần, từ chuyển để phân biệt từng phần là gì. Chỉ cần một bài nói "đẹp" như vậy là đã ăn điểm rồi. Thí sinh nên mở rộng ý, kéo dài câu trả lời, sử dụng các thành ngữ để ghi điểm với ban giám khảo. Bài nói có thể thể hiện quan điểm cá nhân với thái độ khiêm tốn những tích cực.
- Đặc biệt, thí sinh nên thể hiện khả năng nói, giao tiếp một cách tự nhiên, và phát âm chính xác. Nếu như phát âm đúng và ngắt ngữ điệu câu đúng không những làm cho người nghe dễ nắm bắt ý tưởng của bạn hơn mà còn tạo sự sinh động trong cuộc hội thoại. Điều quan trọng không kém ở đây nữa chính là yếu tố thân thiện. Khi trả lời các câu hỏi bạn phải cố gắng để có nụ cười nở trên môi, nếu các bạn thể hiện được thêm body-language thì càng tốt. Điều cuối cùng là eye-contact, cách đạt điểm cao cho phần thi IELTS speaking là khi bạn nói chuyện với giám khảo các bạn nên nhìn vào họ và nói chuyện , không nên nhìn xuống dưới chân hay nhìn bàn tay của mình để tạo cho giám khảo thấy sự tự tin và thân thiện của bạn.
Tóm lại để làm tốt cả bốn phần thi trong bài thi ielts , các bạn cần có quá trình ôn luyện lâu dài, làm quen với nhiều dạng đề thi, nắm rõ các “ bẫy” điển hình trong bài thi... Trong lúc làm bài thi chú ý đọc kĩ đề , nội dung và yêu cầu của các phần, để tránh làm sai, lạc đề, mất thời gian. Và điều quan trọng nhất để làm tốt bài thi chính là yếu tố tâm lý. Chỉ cần bình tĩnh và có cách làm bài hợp lý là bạn có thể tự tin bước vào phòng thi và yên tâm đón chờ một điểm số IELTS như mong đợi rồi.
--------------------------------------
Cần tìm lớp học Tiếng Anh tốt ở Hà Nội và HCM ?? Bạn có thể tham khảo các khóa học tại JOLO ENGLISH:
- Khóa học Luyện Thi IELTS tại Hà Nội và HCM
- Khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp tại Hà Nội và HCM
- Khóa học Tiếng Anh cho trẻ em từ 3 - 16 tuổi
Hệ Thống Trung Tâm Anh Ngữ JOLO:
- Hà Nội: (024) 6652 6525
- TP. HCM: (028) 7301 5555
- JOLO: Số 4, ngõ 54 Nguyễn Thị Định, Hà Nội
- JOLO: Số 27 Trần Đại Nghĩa, Hà Nội
- JOLO: Biệt thự B8, ngõ 128 Thụy Khuê, Hà Nội
- JOLO: 62 Võ Văn Tần, Phường 6, Q.3, TP.HCM
- JOLO: Số 02, tầng 1, tòa C2, Vinhomes Central Park, Q. Bình Thạnh, TP.HCM