Với những ai đang trong quá trình chuẩn bị cho những vòng phỏng vấn căng thẳng, chắc chắn không thể bỏ qua các bước chuẩn bị kỹ càng cho hình ảnh cá nhân của mình. Vì vậy việc giới thiệu sở trường bằng tiếng Anh sao cho ấn tượng và khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm rất nhiều với người đối diện cả trong giao tiếp thông thường lẫn trang trọng, học thuật. Qua bài viết này, JOLO sẽ giúp bạn biết tới nhiều mẫu câu giới thiệu về điểm mạnh của bản thân ở mọi cấp độ, từ đơn giản nhất, tới học thuật nhất.
Bắt đầu với các mẫu câu xã giao cơ bản
1. I am good at + N/ V-ing
Đây là cách đơn giản và phổ thông nhất để nói về sở trường của bạn. Trong trường hợp giao tiếp thông thường, cấu trúc này giúp cách nói của bạn trở nên gần gũi và dễ tạo được thiện cảm với người đối diện.
“Good at” có nghĩa là “tốt về / giỏi về”, sau “at” có thể là N (danh từ, nếu muốn nói về công việc/ lĩnh vực mà bạn giỏi) hoặc V-ing (nếu muốn nói về việc làm mà bạn làm tốt, sau V-ing có thể có N nếu bạn muốn diễn đạt chi tiết hơn).
Ví dụ:
- I am good at Physics. (Tôi giỏi Vật lý) => “Good at + N”
- They are good at designing website. (Họ giỏi thiết kế web) => “Good at + V-ing + N”
Trong văn nói, bạn có thể thay “I am” bằng “I’m” (dạng viết tắt của “I am”), để giúp cách nói của mình tự nhiên hơn, “native” (bản ngữ) hơn.
2. I am brilliant at + N / V-ing
Cấu trúc này khá tương tự với cấu trúc ở mục 1, tuy nhiên tính từ “brilliant” diễn tả một mức độ cao hơn “good”. Khi bạn “be brilliant at” việc gì, thì bạn đã đạt đến sự rất thành thạo và tài giỏi, chứ không đơn thuần là chỉ “good” (tốt) nữa.
Một vài ví dụ về mẫu câu để bạn dễ hình dung:
- He is brilliant at dancing. (Anh ấy nhảy rất giỏi) => “Brilliant at + V-ing”
- We are brilliant at computers. (Chúng tôi rất thành thạo về máy tính) => “Brilliant at + N”
Cấu trúc này phù hợp với văn phong xã giao, dễ sử dụng và rất tự nhiên. Tuy nhiên bạn nên lưu ý lựa chọn tính từ phù hợp nhất với trình độ và năng lực của mình.
3. I have talent for + N
“Have talent for” được hiểu là có năng khiếu trong việc gì đó. Khi bạn sử dụng cấu trúc này, bạn đang diễn tả khả năng làm tốt được một công việc nào đó mà không cần trải qua quá trình rèn luyện hay đào tạo của bạn, khả năng đó là sinh ra đã có.
Danh từ “talent” vừa đếm được (countable) vừa không đếm được (uncountable), nên tùy vào mục đích diễn đạt mà bạn có thể thêm các từ hạn định trước “talent” như “a/ many/ much/ a lot of/ lots of/ little” để tăng mức độ cho “talent” của bạn.
Ví dụ:
- Nếu như bạn có nhiều năng khiếu trong lĩnh vực công nghệ, bạn có thể nói: I have many/ a lot of/ lots of talents for technology. (Hoặc I have much talent for technology)
- Nếu bạn có năng khiếu về mỹ thuật, nhưng bạn nhận thấy rằng trình độ của bản thân chưa cao, hoặc bạn muốn khiêm tốn khi nói về thế mạnh của mình, bạn có thể nói: I have a/ little talent for Arts. (Hoặc I have talent for Arts)
Tạo điểm nhấn bằng cách nói trang trọng (formal)
1. I specialize in N/ V-ing
“Specialize in something” là chuyên về một việc gì đó. Khi tự tin sử dụng động từ “specialize” có nghĩa bạn đã có chuyên môn và rất thành thạo cả về kiến thức lẫn kĩ năng trong lĩnh vực của mình, do mọi hoạt động học tập, trải nghiệm và nghiên cứu của bạn chỉ tập trung hết vào lĩnh vực đó mà thôi.
2. I have/ acquire/ gain expertise in N/ V-ing
“Have/ acquire/ gain expertise in N/ V-ing” nghĩa là có tài chuyên môn/ sự thành thạo, tinh thông trong việc gì đó. Các động từ “have (có)/ acquired (giành được/ đạt được)/ gain (kiếm được)” có nghĩa khá tương đương, nên bạn có thể lựa chọn sử dụng một trong ba động từ. Tình huống sử dụng cho cấu trúc này cũng tương tự như cấu trúc của mục 1, khi bạn muốn nói đến chuyên môn của mình, hãy đừng ngại sử dụng “expertise” nhé.
3. I have/ achieve/ acquire/ gain a competence in N ;
My competence as N is…
Danh từ “competence” nghĩa là “năng lực”. Từ này được đánh giá ở trình độ C1 (Advanced) trong Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu (CEFR). Nếu biết cách sử dụng khéo léo, bạn có thể đã ghi điểm trong các bài thi tiếng Anh học thuật như IELTS, SAT,… và thể hiện sự academic trong văn nói.
Tuy nhiên, không phải vì “competence” được đánh giá ở trình độ C1 mà bạn ghép nó với bất cứ từ nào cũng đều được đánh giá cao. Nếu không hiểu về collocation (sự ghép từ), bạn thậm chí còn có thể bị mất điểm. Một số động từ và tính từ có thể đi kèm với competence theo collocation dưới đây là một số ví dụ cho bạn tham khảo:
V (động từ) + competence : have/ achieve/ acquire/ gain (v) + competence
Adj (tính từ) + competence : great (tuyệt vời)/ basic (căn bản)/ administrative (thuộc quản trị), managerial (thuộc giám đốc, quản lí), professional (chuyên nghiệp), social (thuộc xã hội), technical (thuộc kĩ thuật)/ communicative (thuộc giao tiếp)/ language (ngôn ngữ)/ linguistic (thuộc ngôn ngữ học)/ reading (đọc).
Khi đã chắc chắn về collocation, bạn có thể diễn đạt theo hai cách dưới đây:
I have/ achieve/ acquire/ gain a competence in N : có năng lực trong việc gì.
Ví dụ: I have a professional competence in English. (Tôi có năng lực chuyên nghiệp về tiếng Anh.)
My competence as N (chỉ công việc) is + Adj : năng lực của tôi ở việc gì đó là…
Ví dụ: My competence as a manager is great. (Năng lực của tôi ở vị trí giám đốc là tuyệt vời)
Hai mẫu câu trên giống nhau cơ bản về nghĩa. Bạn có thể vận dụng linh hoạt.
Tham khảo kho tài liệu dành riêng cho luyện thi IELTS
Tham khảo khóa luyện thi IELTS đầu ra 7.0 tại JOLO English
--------------------------------------
Tìm hiểu thêm các khóa học tại JOLO English - Hệ thống trung tâm dạy Tiếng Anh uy tín nhất tại Hà Nội và HCM:
- Khóa học Luyện Thi IELTS tại Hà Nội và HCM
- Khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp tại Hà Nội và HCM
- Khóa học Tiếng Anh cho trẻ em
Hệ Thống Trung Tâm Anh Ngữ JOLO:
- Hà Nội: 093.618.7791
- TP. HCM: (028) 7301 5555
- JOLO: Số 4, ngõ 54 Nguyễn Thị Định, Hà Nội
- JOLO: Số 27 Trần Đại Nghĩa, Hà Nội
- JOLO: Biệt thự B8, ngõ 128 Thụy Khuê, Hà Nội
- JOLO: Số 7, đường số 2, Cư Xá Đô Thành, Q.3, Tp.HCM
- JOLO: Số 2, tầng 1, tòa C2, Vinhomes Central Park, Q. Bình Thạnh, TP.HCM