Nguồn gốc ngày Lễ Valentine
Một trong số rất nhiều truyền thuyết về ngày Valentine là một câu chuyện có nguồn gốc từ thời Đế chế La Mã, dưới sự trị vì của Hoàng đế Claudius Đệ Nhị, hay còn được biết đến với cái tên Claudius Tàn Bạo. Bấy giờ, Rome vướng vào vô vàn những cuộc chiến đẫm máu, khiến Claudius gặp nhiều khó khăn trong việc kêu gọi người dân nhập ngũ. Ông ta tin rằng đàn ông không muốn ra trận vì họ không muốn rời xa người yêu và gia đình. Do vậy, ông ta ra lệnh cấm mọi hôn lễ và đính ước trên toàn La Mã.
One story of the origins of Valentines Day comes from the time of the Roman Empire, under the rule of Emperor Claudius the Second, also known as Claudius the Cruel. At that time, Rome was involved in many bloody wars, so Claudius was having a difficult time getting soldiers to join his military leagues. He believed that men did not want to leave their lovers or families. As a result, he forbade all marriages and engagements in Rome.
Trong lúc đó, một giáo sĩ đạo Cơ Đốc tên là Valentine đã bí mật tổ chức đám cưới cho các đôi tình nhân, bất chấp mệnh lệnh của Hoàng đế. Khi Claudius phát hiện ra chuyện này, Valentine đã bị bắt giam và cuối cùng ông qua đời trong ngục vào ngày 14 tháng 2 năm 270.
During this time a Christian priest named Valentine began to secretly marry couples despite the emperors orders. When Emperor Claudius discovered this disobedience, Valentine was sent to prison, where he ended up losing his life on February 14 in the year 270.
Ngày Valentine cũng liên quan tới lễ hội ngoại giáo Lupercalia, được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 hàng năm bởi người La Mã cổ đại từ nhiều thế kỉ trước Công nguyên. Lễ hội này dành cho tất cả những người trẻ trong độ tuổi kết hôn trên toàn đất nước. Một món đồ làm tin của người con gái được bỏ vào trong một chiếc bình tình yêu, và người con trai bốc được vật nào thì 2 người sẽ thành đôi. Vào thời kì người La Mã đô hộ Anh Quốc, nghi thức này được người Britons cổ đại du nhập và cải biến. Đến khi người dân bắt đầu cải đạo sang Thiên Chúa giáo, lễ hội ngoại giáo và lễ hội của người Cơ Đốc được gộp làm một và tổ chức vào ngày Thánh Valentine, 14 tháng Hai.
Valentine’s Day is also linked to the pagan festival of Lupercalia, which was celebrated on February 15 by young Romans centuries before Christ. The celebration concerned all young people of marriageable age in the country. The tokens representing all the young girls were placed in a love urn and the young lads each drew a token and the couples paired off. During the Roman occupation of Britain, the idea was brought to this country and adopted by the ancient Britons. When people were converted to Christianity, the pagan and Christian festivals were merged as one; which then was celebrated on St. Valentine's day, February 14.
Thiệp và Quà tặng
Thời Saxon England, trong ngày Valentine, theo phong tục đàn ông phải tặng cho một kỉ vật tình yêu cho người phụ nữ mà anh ta lựa chọn, thường sẽ là một đôi găng tay bởi ở thời xa xưa, găng tay là dấu hiệu của sự sở hữu. Còn ở Norwich, từ rất nhiều năm trước, trong đêm Valentine những gói quà chứa đủ các món tặng phẩm sẽ được đặt trước cửa nhà. Chúng thường không đề tên mà chỉ mang theo một lời nhắn “a Good-morrow to you Valentine”. Một số gói quà có thể chứa nhiều đồ giá trị, trong khi một số khác được xem như lời trêu chọc đáng yêu, được bọc kín nhiều lớp giấy gói và ở trong cùng là lời nhắn “Never despair!”.
In Saxon England and after, on St. Valentine's day it was customary for a boy to give the girl of his choice a love token, usually a pair of gloves because the glove was a sign of authority since olden times. In Norwich, years ago, on St. Valentine's eve packages containing all kinds of gifts were laid on doorsteps. They were anonymous and usually just with the message "a Good-morrow to you Valentine". It was normal practice to ring or knock on the door after depositing the package and then disappear. Some parcels contained valuable presents while others were considered to be a kind of lovely joke, being wrapped in many layers of paper with a little notes of encouragement within: "Never despair".
Đến thế kỉ 15, tấm thiệp đầu tiên mới ra đời bởi trước đó, da dê (dùng để viết chữ lên bề mặt) khá khan hiếm và phần lớn dân số có trình độ học vấn thấp. Tiếp đó, thiệp Valentine bằng giấy bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ 17. Đến năm 1840, sự phổ biến của thiệp Valentine tăng lên nhanh chóng nhờ việc thói quen sử dụng phong bì. Vào thời Victoria, thiệp Valentine được chế tác cầu kì với giấy ren, ruy băng nhung hoặc satin và dập nổi với đường nét tinh xảo nhất. Những tấm thiệp này thường có thêm một ngăn bí mật để gửi thông điệp tình yêu đến người thương. Điều này là bởi vì ở thời Victorian, các ông bố vô cùng khắt khe và không cho phép con gái nhận những lời nhắn như vậy trừ phi họ đã “kiểm duyệt” trước và xác nhận là nó “hợp chuẩn”.
It was not until the 15thC that the first greeting card was produced because, before that time, parchment was scarce and the majority of people were illiterate. The forerunner of the paper Valentine was first seen in the 17th C. With the use of envelopes in 1840 the popularity of the Valentine card increased. In Victorian times, the Valentine card was often delicately made out of lace paper, velvet and satin ribbons, embossed with the best quality material. These cards often had secret panels in them, hiding secret messages to the girls concerned. This was because Victorian fathers were very strict and would not allow their daughters to receive any sort of correspondence unless they had first read it and decided whether or not it was suitable.
Năm 1872, Bưu điện bắt đầu cho phép những bưu kiện dưới 350 gram được gửi trực tiếp qua trạm thư. Điều này dẫn đến việc 2 ngày trước Lễ Valentine, chỉ riêng tại Norwich đã có đến 150,000 lá thư chứa những gói quà nho nhỏ được gửi qua bưu điện. Kể từ lúc đó, phong tục đặt quà trước cửa nhà mất dần.
In 1872 the Post Office began to allow parcels below 12 ounces in weight to be sent by letter post. This news led to the fact that Norwich alone two days before St. Valentine's eve 150,000 letters containing small gifts were sent through the post. From that time, the custom of leaving presents on doorsteps decreased in importance.
Những vùng khác ở Anh cũng có những đặc trưng riêng về quà tặng. Ở Peterborough, bánh ngọt nhân mận được mệnh danh là Valentine Buns; ở Uppingham, bánh gingerbread được đem tặng cho người yêu thương; ở Rutland, loại bánh ngọt Plum Shuttles’ có hình dáng giống như thoi khung cửi và được làm cho trẻ nhỏ. Vào thế kỉ 17, phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc thường được tặng những món quà đắt tiền như tất lụa, đá quý và nước hoa.
Other parts of Britain also has ther customs. In Peterborugh, sweet plum buns called Valentine Buns; in Uppingham, gingerbread was given to lovers; in Rutland, buns shaped like a weaver's shuttle and called a Plum Shuttles' were made for children. In the 17th C, amongst the aristocracy, gifts were expected by the ladies and often expensive gifts such as silk stockings, garters, jewelry and perfume were given.
Theo truyền thống ở xứ Wales, món quà đặc trưng của Lễ Valentine là chiếc thìa gỗ được chạm khắc cầu kì. Trái tim, chìa khóa và ổ khóa là những hoạ tiết được yêu thích nhất để trang trí lên cán thìa, bởi nó có ý nghĩa “You unlock my heart”.
As a tradition in Wales, wooden love spoons are carved and given as gifts. Hearts, keys and keyholes are favorite decorations on the spoons, meaning "You unlock my heart."
Hoa cũng là món quà phổ biến nhất. Người ta cho rằng vào thế kỉ 18 một người Thụy Điển tên là Charles Đệ nhị đã nghĩ ra ý tưởng mỗi loài hoa tượng trưng cho một cảm xúc, và hoa hồng được chọn để tượng trưng cho tình yêu. Số bông hoa cũng có những ẩn ý riêng:
- 1 bông: tình yêu
- 12 bông: lòng biết ơn
- 15 bông: chúc mừng
- 50 bông: tình yêu vô điều kiện.
Ngày nay, hoa hồng đỏ có ý nghĩa là tình yêu nồng thắm, hồng phớt là tình bạn, hồng trắng là sự thuần khiết, hồng đỏ và hồng trắng đi đôi với nhau nghĩa là sự đoàn kết.
Flowers are the most common gift given. Allegedly it was Charles II of Sweden, in the 18th century, who introduced the idea of flowers symbolizing emotions, and the red rose was singled out for love. The number of roses has meanings too:
- 1 rose = love
- 12 (a dozen) = gratitude
- 25 = congratulation
- 50 = unconditional love
Today, red roses stand for passionate love, pink roses for friendship, white for purity, and both red and white mean unity.