Ngữ pháp là một trong những điểm yếu của các bạn học viên Việt Nam. Không cần xét đến những cấu trúc phức tạp các bạn mới mắc lỗi sai mà chỉ cần những lỗi đơn giản như chia thời thì, sự phù hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ, v.v các bạn đã nhầm lẫn hết cả rồi.
Cách sử dụng cấu trúc câu đa dạng là rất cần thiết cho bài thi IELTS Writing task 2. Dưới đây, JOLO sẽ giúp bạn liệt kê ra những ngữ pháp tổng hợp bạn nên áp dụng cho bài viết của mình.
Xem thêm: Những mẹo thực tế giúp bạn viết bài essay trong IELTS Writing dễ dàng hơn bao giờ hết
1. Mệnh đề quan hệ tính ngữ: là MĐ phụ có chức năng như 1 tính từ bổ nghĩa cho danh từ bổ nghĩa cho danh từ đứng trước nó trong câu. Cái này thì chắc ai cũng biết rồi nên JOLO sẽ ví dụ trực tiếp cho bạn nắm được nhanh hơn.
Ví dụ: “Some companies, especially those which have fewer employees, may decide to implement their own promotion policies”
Chú ý: Có thể sử dụng trường hợp mệnh đề quan hệ tính ngữ rút gọn “Some companies, especially those having fewer employees, may decide to implement their own promotion policies”.
2. Câu đảo ngữ: Hiện tượng đảo ngữ là hiện tượng đảo ngược vị trí động từ hoặc trợ động từ lên trước chủ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh.
VD: “The situation can hardly be handled properly without the agreement of all parties involved”
=> “Hardly can the situation be handled properly without the agreement of all parties involved”
3. Câu bị động: Cái này quá quen rồi nên JOLO sẽ không nhắc lại về ngữ pháp nữa.
VD: “Traffic has caused people living in big cities many problems”
=> “Many problems has been caused to people living in big cities by traffic”
Nhưng bạn không nên quá lạm dụng câu bị động trong bài viết, chỉ 1, 2 câu là đủ.
Recommend: Nên dùng ít nhất 1 câu bị động kiểu: it is widely believed that hay it cannot be denied that để dẫn vào ý chính mà ko làm thay đổi ý nghĩa câu.
4. Chủ ngữ giả: Khi sử dụng từ “It” làm chủ ngữ trong khi chủ thể thật của hành động nằm ở cuối câu
VD: “It is quite challenging for governments to control the rate of unemployment”
5. Mệnh đề phân từ: Khi câu có 2 mệnh đề có liên quan về mặt thời gian hay nhân quả hay mục đích chung chủ ngữ thì bỏ chủ ngữ 1mệnh đề và chuyển động từ sang V-ing nếu chủ động hoặc phân từ 2 nếu bị động.
VD: I had no time to read my book because I had spent so long doing my homework.
Hai mệnh đề này có quan hệ nhân quả “because” và có chung chủ thể hành động “I” nên có thể chuyển thành:
=> I had no time to read my book, having spent so long doing my homework.
6. Mệnh đề danh từ: Là các mệnh đề phụ thuộc có chức năng như danh từ trong câu, mở đầu bằng What, why, how, where, which.
VD: When the summit meeting will be held has not been decided.
7. Sử dụng “seem, be likely, tend to”: Nhằm thêm vào câu tạo tính học thuật cho câu văn mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu.
VD: “The rice price has increased recently”
=> “The rice price has seemed to increase recently”
8. Các cấu trúc quen thuộc khác như if, because, so…that, such…that, too…to, in order to, not only…but also, in spite of, etc.
Với những tổng kết trên đây, các bạn cần thường xuyên thực hành, làm nhiều thì sẽ quen dần thôi. JOLO chúc các bạn học tập một cách hiệu quả.