Với các bạn yêu thích điện ảnh, hẳn bộ phim Arrival (2016) không có gì xa lạ nhỉ?! Đây là tác phẩm Khoa học Viễn tưởng tuyệt vời đã "đóng đô" trong nhiều hạng mục đề cử nặng kí của Giải Oscar danh giá, bao gồm Giải Phim xuất sắc nhất và Đạo diễn Xuất sắc nhất.
JOLO đặc biệt thích bộ phim này vì nó xoay quanh một chủ đề rất thú vị và quen thuộc với cuộc sống của chúng ta: NGÔN NGỮ. Chúng ta sử dụng nó hàng ngày, nhưng bạn có biết sức nặng ảnh hưởng của ngôn ngữ lên sự hình thành suy nghĩ của chúng ta? Hay việc học một ngoại ngữ mới, tưởng như chỉ là việc học hành, nhưng lại có khả năng thay đổi con người một cách sâu sắc? Hôm nay, JOLO sẽ giới thiệu với bạn một bài viết rất thú vị trên tạp chí The Conversation về bộ phim Arrival và chủ đề hấp dẫn này nhé.
Các bạn hãy tham khảo bài gốc ở đây: http://theconversation.com/language-alters-our-experience-of-time-76761. Article này cũng là một bài Đọc tuyệt vời, với nhiều từ vựng học thuật thuộc chủ đề tâm lý và khoa học, sẽ cực kì có ích cho các bạn đang luyện kỹ Vocab và Reading Skills trong IELTS đấy.
NGÔN NGỮ THAY ĐỔI TRẢI NGHIỆM THỜI GIAN CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO
Hóa ra Hollywood đã đúng phần nào. Trong bộ phim Arrival (2016), Amy Adams đóng vai nhà ngôn ngữ học Louise Bank, người đang cố gắng giải mã một loại ngôn ngữ ngoài hành tinh. Cô phát hiện ra cách mà người ngoài hành tinh nói về thời gian mang đến cho họ khả năng nhìn vào tương lai - như vậy khi Louise học về ngôn ngữ của họ, cô bắt đầu có thể thấu thị thời gian. Như một nhân vật trong bộ phim đã nói: “Việc học một ngôn ngữ mới sẽ tái lập trình bộ não của bạn.”
Nghiên cứu gần đây nhất mà tôi thực hiện cùng Nhà Ngôn ngữ học Emanual Bylund đã chỉ ra, những người biết nhiều thứ tiếng thực sự nhận thức về thời gian khác nhau, phụ thuộc vào bối cảnh ngôn ngữ mà họ đang sử dụng để ước tính thời lượng của một sự kiện. Nhưng không giống với Hollywood, tiếc là những người đa ngôn ngữ vẫn không thể nhìn được tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy việc tiếp thu một cách mới để nói về thời gian thực sự khiến bộ não được tái lập trình. Những phát hiện của chúng tôi là các bằng chứng tâm - vật lý học đầu đầu tiên về khả năng nhận thức linh hoạt ở nhuwgx người đa ngôn ngữ.
Từ lâu chúng ta đã biết những người biết nhiều thứ tiếng có thể chuyển đổi giữa các ngôn ngữ một cách nhanh chóng và thường là vô thức - một hiện tượng được gọi là “code-switching” (chuyển mã). Thế nhưng các ngôn ngữ khác nhau cũng thể hiện những thế giới quan và cách thức kiến tạo thế giới xung quanh chúng ta khác nhau. Cách mà người đa ngôn ngữ xử lý sự khác biệt này trong các lối tư duy, từ lâu đã là một điều bí ẩn với những nhà nghiên cứu ngôn ngữ.
Thời gian, trí tưởng tượng và ngôn ngữ
Thời gian là một minh chứng cụ thể. Thời gian rất hấp dẫn bởi nó có tính trừu tượng. Chúng ta không thể chạm vào hoặc nhìn thấy nó, nhưng chúng ta tổ chức cuộc sống của mình quay quanh nó. Điều thú vị nhất về thời gian chính là việc: cách chúng ta nhận thức nó phụ thuộc vào trí tưởng tượng và ngôn ngữ của chúng ta. Bởi thời gian là vô hình, cách duy nhất để diễn tả nó là sử dụng thuật ngữ từ một lĩnh vực khác, một lĩnh vực với những trải nghiệm cụ thể và chắc chắn hơn, đó là “không gian”. Ví dụ như trong tiếng Thụy Điển, từ chỉ tương lai là “framtid”, thực chất có nghĩa là “thời gian phía trước”. Sự hình dung về tương lai như thể nó ở trước mặt chúng ta (và quá khứ ở phía sau) rất phổ biến trong Tiếng Anh. Chúng ta thường trông mong những quãng thời gian tốt lành ở phía trước và bỏ lại quá khứ sau lưng mình.
Nhưng với những người nói tiếng Aymara (một ngôn ngữ ở Peru), nhìn về phía trước có nghĩa là nhìn vào quá khứ. Từ chỉ tương lai (qhipuru) có nghĩa là “phía sau thời gian” - như vậy trục không gian bị đảo ngược: tương lai ở đằng sau, còn quá khứ ở trước mặt. Logic trong ngôn ngữ Aymara có thể được hiểu như sau: chúng ta không thể nhìn được tương lai cũng như cách ta không nhìn được sau lưng mình. Quá khứ thì đã rõ ràng và hiển thị, chúng ta có thể nhìn thấy nó như bất cứ thứ gì khác xuất hiện trong tầm mắt, phía trước chúng ta.
Sự khác biệt trong cách hình dung về thời gian ảnh hướng đến cách người nói tiếng Aymara diễn tả về các sự kiện. Khi nói về tương lai, những người nói tiếng Aymara đồng thời nói tiếng Tây Ban Nha (một ngôn ngữ có quan niệm “tương lai ở phía trước” như Tiếng Anh) có xu hướng thể hiện các cử chỉ về phía trước, trong khi những người không hiểu biết mấy về tiếng Tây Ban Nha có xu hướng thực hiện cử chỉ về phía sau (nhất quán với mô hình “tương lai ở phía sau” trong tiếng Aymara). Trong khi đó, Tiếng Trung Quốc phổ thông lại mượn trục dọc để diễn tả thời gian thay cho trục ngang. Từ “xià” (phía dưới) được dùng để thể hiện các sự kiện trong tương lai - như vậy khi nói đến “tuần sau”, một người nói Tiếng Hoa phổ thông thực ra sẽ nói “down week”. Từ “shàng” (phía trên) được dùng để thể hiện quá khứ - như vậy “tuần trước” sẽ trở thành “up one week”. Điều này ảnh hướng đến cách người quan sát nhận thức về định hướng của quá trình lão hóa.
Trong một thử nghiệm, một số người nói song ngữ Tiếng Trung - Tiếng Anh được yêu cầu sắp xếp các bức ảnh thời thanh niên - trưởng thành - trung niên của Brad Pitt và Lý Liên Kiệt. Họ sắp xếp ảnh Brad Pitt theo chiều ngang, ảnh trẻ hơn ở bên trái và ảnh già hơn ở bên phải. Những chúng chính những người đó sắp xếp ảnh của Lý Liên Kiệt theo chiều dọc, ảnh trẻ hơn ở phía trên và ảnh già hơn ở phía dưới. Có vẻ văn hóa và ngữ nghĩa đã hình thành nên một mối liên kệt chặt chẽ, như được thể hiện ở sự thay đổi hành vi theo hoàn cảnh trong thử nghiệm này.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra những khác biệt ngôn ngữ này có tác động tâm lý - vật lý đến tư duy của những người nói nhiều thứ tiếng: chúng thay thế cách cùng một cá thể trải nghiệm tiến trình thời gian dựa trên bối cảnh ngôn ngữ mà người đó đang vận hành. Vi dụ, người nói Tiếng Thụy Điển và Tiếng Anh thường diễn tả thời lượng của sự kiện bằng cách liên hệ nó với khoảng cách vât lý - a short break, a long party. Nhưng người nói Tiếng Hy Lạp và Tiếng Tây Ban Nha có xu hướng diễn tả thời gian bằng cách liên đới nó với định lượng vật lý - a small break, a big party. Người nói Tiếng Anh và Tiếng Thuy Điển nhìn nhận thời gian như là một đường thẳng nằm ngang, một khoảng cách di chuyển. Nhưng người nói Tiếng Tây Ban Nha và Tiếng Hy Lạp nhìn nhận nó theo định lượng, một thể tích chiếm lũy không gian.
Hệ quả là, những người đơn ngữ nói Tiếng Anh và Tiếng Thụy Điển ước tính khoảng thời gian để các đường thẳng chạy qua màn hình máy tính dựa vào biên độ kéo dài của chúng. Nếu sau cùng một khoảng thời gian, 2 đường thẳng có độ dài khác nhau, người đó sẽ coi đường thẳng ngắn hơn đã di chuyển trong một thời lượng ít hơn thực tế, còn đường thẳng dài hơn đã di chuyển trong một thời lượng dài hơn thực tế. Trong khi đó, những người đơn ngữ nói Tiếng Tây Ban Nhà và Tiếng Hy Lạp bị ảnh hưởng bởi khái niệm ước tính thời gian bằng định lượng của mình - thể tích một thùng chứa được làm đầy bởi chất lỏng là bao nhiêu. Nếu 2 thùng chứa mức nước khác nhau sau một khoảng thời gian, người đó sẽ coi thùng chứa ít nước hơn đã được đổ đầy trong khoảng thời gian ít hơn thực tế và ngược lại.
Sự linh hoạt của người đa ngôn ngữ
Nhưng những người nói tiếng Tây Ban Nha - Thụy Điển th khá linh hoạt. Khi bị nhắc về thời gian bằng từ trong tiếng Thụy Điển (tid), họ ước tính thời gian bằng độ khoảng cách không gian. Khi đó, họ không bị ảnh hướng bởi định lượng thể tích. Khi bị nhắc về thời gian bằng từ trong Tiếng Tây Ban Nha (duración), họ ước tính thời gian bằng định lượng thể tích. Khi đó, họ không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách không gian. Dường như khi học một ngôn ngữ mới, bạn bỗng nhiên trở nên hòa hợp với các chiều nhận thức mà bạn chưa từng nhận thấy trước đó.
Thực tế rằng những người đa ngôn ngữ có khả năng chuyển đổi giữa các phương thức nhận định thời gian khác nhau một cách tự nhiên và vô thức, hoàn toàn khớp với minh chứng cho thấy ngôn ngữ có thể dễ dàng len lỏi vào các ý niệm cơ bản nhất của chúng ta, bao gồm cảm xúc, nhận thức thị giác và cả cảm nhận về thời gian.
Nhưng điều đó cũng cho thấy những người biết nhiều thứ tiếng có tư duy linh hoạt hơn. Bằng chứng còn cho thấy việc sử dụng thay đổi qua lại giữa các ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày mang đến những lợi thế rõ rệt trong khả năng học tập và làm việc đa chức năng, và thậm chí - về lâu về dài - là sự khỏe mạnh về tinh thần và tâm lý.
Như vậy, quay trở lại với bộ phim Arrival. Không bao giờ là quá muộn để học ngoại ngữ cả. Bạn vẫn sẽ không nhìn được tương lai đâu, nhưng chắc chắn bạn sẽ mở nhiều cách nhìn cuộc sống và tiềm năng mới.
-------------------
Tìm hiểu thêm về các Khóa Học Tiếng Anh Tại JOLO English:
- Khóa học Luyện Thi IELTS
- Khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp
- Khóa học Tiếng Anh Tổng Quát
- Khóa học Tiếng Anh Thiếu Niên
- Khóa học Tiếng Anh Trẻ Em
Hệ Thống Trung Tâm Anh NGữ JOLO:
- Hà Nội: (024) 6652 6525
- TP. HCM: (028) 7301 5555
- JOLO: Số 4, ngõ 54 Nguyễn Thị Định, Hà Nội
- JOLO: Số 27 Trần Đại Nghĩa, Hà Nội
- JOLO: Biệt thự B8, ngõ 128 Thụy Khuê, Hà Nội
- JOLO: 62 Võ Văn Tần, Phường 6, Q.3, TP.HCM
- JOLO: Số 02, tầng 1, tòa C2, Vinhomes Central Park, Q. Bình Thạnh, TP.HCM