Khi làm việc tại những nơi thường xuyên có khách nước ngoài, khách du lịch ghé thăm như nhà hàng, khách sạn, kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh là một điểm cộng rất lớn, nếu không phải là điều kiện thiết yếu đối với nhân viên.
Tùy thuộc vào vị trí/bộ phận mà bạn đảm nhiệm tại Nhà hàng – Khách sạn, bạn sẽ cần vận dụng đến những vốn từ Tiếng Anh khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều có một điểm chung: ngôn ngữ giao tiếp của bạn phải luôn lịch sự và trang trọng.
Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực này, hãy cùng JOLO tham khảo những kiến thức Tiếng Anh vô cùng hữu ích cho công việc của bạn nhé!
- NHÂN VIÊN PHỤC VỤ BÀN:
Đây là công việc part-time khá phổ biến với nhiều bạn sinh viên, cũng là vị trí phải tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất. Tuy nhiên, vốn từ và mẫu câu cần sử dụng cho vị trí này không quá phức tạp. Bạn có thể tự học bằng cách tham khảo những nguồn sau:
- Danh sách các mẫu hội thoại cơ bản bạn cần sử dụng thường xuyên khi đảm nhiệm vị trí phục vụ bàn.
- Video ngắn sau sẽ giới thiệu cho bạn cách đơn giản và hiệu quả để chào hỏi và giới thiệu bản thân khi gặp khách hàng.
- Bạn cũng có thể tham khảo video này để học các từ ngữ được dung phổ biến trong môi trường nhà hàng – khách sạn.
Một số các mẫu câu thông dụng:
- May I take your order? (Tôi có thể ghi món cho bạn được không?)
- Today’s special is… (Món đặc biệt của ngày hôm nay là…)
- Can I get you something to drink? (Tôi có thể lấy cho bạn đồ uống gì đó không?)
- How are you enjoying everything? (Bạn thấy các món ăn thế nào?)
- My name is …., and I’ll be your waiter/waitress today. (Tên tôi là … và hôm nay tôi sẽ là người phục vụ các bạn).
- NHÂN VIÊN ĐÓN KHÁCH:
Nhiệm vụ của nhân viên đón khách là chào đón và hướng dẫn/đặt chỗ cho khách khi họ bước vào nhà hàng. Vì vậy, ngôn ngữ giao tiếp cần cho vị trí này phải hết sức lịch thiệp và khéo léo, đủ để tạo ấn tượng đầu tiên thật tốt trong mắt thực khách và giữ cho họ vui vẻ kể cả khi phải chờ đợi.
Các nguồn học Tiếng Anh thú vị dành cho bạn:
- Tại đây, bạn có thể download trọn bộ Training Manual dành cho vị trí nhân viên tiếp đón khách. Trong đó bạn sẽ tìm thấy hướng dẫn giao tiếp và ứng xử cho nhiều tình huống quen thuộc như nhận yêu cầu đặt bàn, tạm biệt và cảm ơn khách hàng, cho đến những tình huống khó xử hơn như xử lý phàn nàn của khách, nhận tiền boa…
- Làm thế nào để nói “không” một cách lịch sự? Hãy trang bị ngay một số mẫu hội thoại hữu ích để không trở nên khiếm nhã khi từ chối yêu cầu của khách hàng.
Một số các mẫu câu thông dụng:
- How many are in your party? (Buổi tiệc của bạn sẽ có bao nhiêu người tham dự?)
- Do you have a reservation? (Bạn đã đặt bàn trước chưa?)
- There will be a 10-minute wait. Meanwhile, would you like me to bring you something? (Khoảng 10 phút nữa sẽ có bạn. Trong lúc chờ, bạn có muốn dùng đồ gì đó không?)
- Your table is ready. (Bàn của bạn đã sẵn sàng)
- Right this way, sir/madam. (Mời quý khách đi theo lối này).
- NHÂN VIÊN QUẦY BAR:
Nhiệm vụ của một nhân viên quầy bar là pha chế rượu và phục vụ đồ uống cho khách. Thông thường, để được nhận vào vị trí này, bạn cần trải qua một khóa đào tạo hoặc có chứng chỉ đặc biệt. Vì vậy, bạn cần phải nắm rõ tên gọi của các nguyên liệu và dụng cụ pha chế. Bên cạnh đó, sẽ là một điểm cộng lớn nếu bạn có khả năng tiếp chuyện khách hàng bởi rất nhiều người có thói quen nói chuyện phiếm với bartender trong lúc chờ đồ uống.
Bạn có hứng thú với công việc này? Vậy hãy xem thử bạn cần vốn Tiếng Anh thế nào để trở thành một nhân viên quầy bar chuyên nghiệp nhé:
- Trang web này sẽ cung cấp cho bạn một danh sách từ vựng cần thiết cho vị trí bartender.
- Là một người đứng quầy bar, bạn sẽ cần phải pha chế những món đồ gì? Đây là một số loại đồ uống phổ biến mà bartender nào cũng cần phải biết.
- Để tìm hiểu một số thuật ngữ chuyên sâu hơn, nhất định bạn không thể bỏ qua bài viết này trên tờ The New York Times. Đây là danh sách từ vựng được tập hợp bởi các chuyên gia trong lĩnh vực bartender đấy nhé!
Một số các mẫu câu thông dụng:
- What can I get you? (Tôi có thể lấy gì đó cho bạn chứ?)
- Would you like to open a tab? (Nếu ai đó “open the tab”, họ có thể gọi bao nhiêu đồ uống tùy thích và yêu cầu thanh toán tổng tiền vào cuối buổi, thay vì trả tiền ngay tại quầy sau khi nhận đồ uống.)
- ĐẦU BẾP:
Là đầu bếp, bạn sẽ ít phải tiếp xúc với khách hàng hơn các công việc khác. Tuy nhiên, nếu ở trong những nhà hàng, khách sạn lớn, có thể bạn sẽ thường xuyên phải làm việc với các bếp trưởng người nước ngoài. Do đó, khả năng giao tiếp Tiếng Anh vẫn là điều không thể thiếu.
Vốn từ vựng bạn cần trang bị sẽ phụ thuộc vào tính chất nơi bạn làm việc. Ví dụ, khi ở nhà hàng Nhật, bạn sẽ phải sử dụng các thuật ngữ khác so với khi ở nhà hàng đồ Âu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể học những khái niệm và kiến thức cơ bản, phổ biến từ các tài liệu hay ho này:
- 39 thuật ngữ trong nấu nướng mà bạn nên biết.
- 16 thuật ngữ mà các bếp trưởng hay sử dụng trong quá trình làm việc.
- Bạn muốn đảm nhận vị trí nào trong bếp? Bếp trưởng? Bếp phó? Bếp chuyên? Hãy tìm hiểu ngay sự khác nhau giữa những vai trò đầu bếp trong một nhà hàng chuyên nghiệp nhé.
Một số các mẫu câu thông dụng:
- I need [dish name] on the fly! (Tôi cần [tên món ăn] ngay lập tức!)
- This steak needs to be well done, so kill it. (Món bít tết này cần thật chuẩn, vì vậy hãy làm cho tốt.)
Để làm tốt một vị trí part-time thôi cũng cần phải trang bị biết bao kiến thức Tiếng Anh quan trọng đúng không nào? Vì vậy, đừng ngại ngần tìm đến với JOLO English nếu bạn cần trở thành “cao thủ ngoại ngữ” để có được một công việc thật tốt nhé!